Table of Contents Table of Contents
Previous Page  40 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 40 / 92 Next Page
Page Background

40

XUẤT HIỆN NHIỀU

KHÁI NIỆM MỚI

Trong suốt hơn hai năm kể từ khi

Tổng thống Donald Trump nhậm chức,

ngành truyền hình Mỹ chứng kiến tình

trạng hỗn loạn về nội dung các chương

trình truyền hình. Rất nhiều trong số

đó tập trung phản ánh chính trị, công

kích các nguyên thủ, các mối đe dọa

khí hậu và tin tức giả mạo... Đây là

nguyên nhân dẫn đến việc khái niệm

“Dystopia” (Phản địa đàng), bắt đầu

được nhắc đến trong lĩnh vực truyền

hình. Đặc trưng của các tác phẩm

thuộc dòng “dystopia” là thể hiện sự

phi nhân tính, chế độ độc tài, thảm họa

môi trường và các yếu tố liên quan đến

sự thoái hoá xã hội, với cái nhìn tiêu

cực và thiếu lành mạnh...

Bản thân Tổng thống Donald Trump

cũng từng nhấn mạnh, truyền thông

phải chấm dứt sự thù địch cùng những

câu chuyện tiêu cực liên tiếp. Ông thậm

chí còn kêu gọi giới báo chí chấm dứt

“các cuộc tấn công giả mạo” khi nhiều

chương trình đưa tin thiếu khách quan

và có những bình luận thiếu tính xác

thực về việc một loạt bom ống được

gửi tới cựu Tổng thống Mỹ Barack

Obama, các nghị sĩ danh tiếng đảng

Dân chủ và hãng tin CNN

hồi tháng 10 năm ngoái.

Không chỉ đề cập tới

khái niệm “dystopia”, trang

Forbes.comcòn đưa ra nhận

định, năm 2019 đã xuất hiện

một số chương trình đi theo

hướng

“omniculturalism”

(Chủ nghĩa đơn văn hóa).

Nếu như, “multiculturalism”

(Chủ nghĩa đa văn hóa) ám

chỉ sự đa dạng của nhiều nền văn hoá

trong một quốc gia và đã tồn tại trên

truyền hình Mỹ từ nhiều năm nay thì

“omniculturalism” lại trở nên phổ biến

hơn dưới thời Tổng thống Donald

Trump. Linda Ong, Giám đốc phụ trách

văn hóa của CIVIC Group cho rằng,

ngày càng nhiều đạo diễn, chương

trình truyền hình bắt đầu mạnh dạn

khám phá “omniculturalism”. Bộ phim

Atlanta (Atlanta)

của kênh FX là một

ví dụ. Bộ phim thuộc thể loại hài xoay

quanh hai người anh em họ với quan

điểm khác nhau muốn định hướng

trong lĩnh vực nhạc rap ở Atlanta. Đây

là là một trong những tác phẩm truyền

hình tiêu biểu, nơi mà quyền công dân

của người da màu và sự bình đẳng về

chủng tộc là chủ đề phim... Bộ phim

đã nhận được nhiều lời khen ngợi

và nhiều giải thưởng khác nhau, bao

gồm hai giải thưởng Quả cầu vàng cho

Phim truyền hình hay nhất, giải Nam

diễn viên xuất sắc nhất cho nam diễn

viên kiêm đạo diễn Donald Glover, hai

giải Emmy Primetime cho Nam diễn

viên chính xuất sắc trong một phim hài

và xuất sắc chỉ đạo cho một loạt phim

hài, khiến Glover trở thành người Mỹ

gốc Phi đầu tiên giành được giải Emmy

ở hạng mục trên.

THỊNH HÀNH

DÒNG PHIM LÀM LẠI

Xu hướng làm lại phim cũ đã trở

nên phổ biến trong vài năm trở lại đây

và ngày càng trở nên phổ biến trong

năm 2019. Thời gian qua, một loạt

phiên bản phim làm lại trên các kênh

truyền hình lớn như: ABC, CBS, CW,

Fox và NBC có thể kể đến:

Magnum P.I

(Điều tra viên Magnum - 1980),

Murphy

Brown

(Định luật tình yêu của Murphy -

1988),

Charmed

(Phép thuật - 1998),

Roswell

(Thị trấn Roswell - 1999),

New

Mexico

(Phi vụ ở Mexico - 1999),

The

Conners

(Gia đình Conner, làm lại từ

Điều gì đang diễn ra

TRONG NGÀNH TRUYỀN HÌNH MỸ

KHÔNG NẰM NGOÀI DỰ ĐOÁN, TRUYỀN HÌNH MỸ VẪN

ĐANG TIẾP TỤC TRẢI QUA NHIỀU THAY ĐỔI MẠNH MẼ

TRONG THỜI GIAN QUA.

Tổng thống Donald Trump từng kêu gọi báo chi

dừng các cuộc tấn công giả mạo

HỒ SƠ TRUYỀN HÌNH