Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

Chúng tôi được biết OAT Agrio -

Nhật Bản đã bắt tay chuyển giao công

nghệ với một công ty thực phẩm của

Việt Nam, dự định sẽ triển khai tại Đà

Lạt trong thời gian tới. Tinh thần của các

doanh nghiệp Nhật Bản là, họ quan tâm

đến sức khỏe con người chứ không đặt

lợi ích kinh tế lên hàng đầu, có thế mới

phát triển bền vững được. Cũng vì những

nghiên cứu phục vụ cho cuộc sống, sức

khỏe con người và môi trường sống nên

Nhật Bản là quốc gia có dân số tuổi thọ

cao nhất thế giới.

Tỉnh Hyogo, đảo Awaji và Tỉnh

Tokushima - ba điểm đến của ê kíp thực

hiện chương trình đều chứa đựng

những nét văn hóa độc đáo. Cẩm Vân

có thể giới thiệu vài nét nổi bật nhất?

Trong chuyến đi lần này, tôi rất ấn

tượng với nghệ thuật múa rối ở đảo Awaji

và điệu múa Awaodori ở Tokushima.

Những loại hình nghệ thuật này đã có từ

400 - 500 năm trước. Sau một thời gian

bị gián đoạn do chiến tranh, nó đã được

khôi phục lại và phát triển mạnh mẽ.

Điệu múa Awaodori giống như dân vũ

nên mỗi ngày có tới hàng nghìn buổi tập

luyện của hàng trăm nhóm và câu lạc bộ

khác nhau.

Một nét văn hóa khác tôi cũng rất ấn

tượng đó là phong tục hành hương qua

88 ngôi chùa ở Shikoku. Phong tục này

đã có từ 1.300 năm về trước khi vị Pháp

sư Kobo đưa Phật giáo vào Nhật. Thông

thường, nếu đi bộ hành hương sẽ mất

khoảng 40 đến 50 ngày, đi bằng ô tô mất

7 đến 10 ngày. Mỗi người hành hương sẽ

có một mục đích khác nhau, nhưng tựu

chung lại họ đều cầu mong sức khỏe, cầu

mong hạnh phúc, an nhiên. Trước đây,

chỉ có những người lớn tuổi mới hành

hương, nhưng giờ đây, giới trẻ đã bắt đầu

quan tâm tới phong tục này.

Bên cạnh công nghệ sản xuất máy

móc nổi tiếng, người Nhật còn sở hữu kĩ

thuật làm cầu dây văng hiện đại hàng

đầu thế giới. Bạn có cảm giác gì khi

được khám phá công nghệ đó?

Nói về công nghệ cây cầu dây văng,

tôi hết sức khâm phục và ngưỡng mộ

người Nhật. Bởi xây dựng một cây cầu

với quy mô dài nhất thế giới ở một đất

nước hay xảy ra sóng thần, động đất quả

thật vô cùng khó khăn. Cây cầu Akashi

được xây dựng trong vòng 10 năm, từ

1988 đến 1998 với chiều dài khoảng 4km.

Quá trình xây dựng cầu huy động 2,1

triệu người nhưng không có thiệt hại về

người. Để xây dựng cây cầu này, người

Nhật phải thực hiện không biết bao nhiêu

điều tra, thí nghiệm về hướng gió, sức gió,

tốc độ dòng hải lưu, độ sâu của biển, nền

đất đáy biển… để cây cầu chịu được sự

khắc nghiệt của thiên nhiên như động đất,

sóng thần. Họ còn có kế hoạch bảo dưỡng

và tạo nguồn vốn để bảo trì cây cầu này

tới khi 200 tuổi. Đặc biệt, năm 1998, khi

xây dựng cầu một trận động đất 7.3 độ

richter đã xảy ra, tâm chấn của trận động

đất ngay sát chân cầu. Theo lí thuyết, cấp

độ này sẽ phá hủy hầu hết các công trình

xây dựng thông thường, gây vết nứt lớn

hoặc gây hiện tượng sụt lún. Vậy mà, cây

cầu vẫn được hoàn thiện. Quả là đáng

khâm phục!

Đảo Awaji - một điểm đến trong

hành trình làm phim là nơi từng bị phá

hủy gần như hoàn toàn sau trận động

đất 20 năm trước. Sự phục hồi của hòn

đảo này như thế nào?

Tại hòn đảo Awaji xinh đẹp, chúng tôi

được tìm hiểu về nghệ thuật múa rối, tham

quan nhà máy phát điện năng lượng mặt

trời, kĩ thuật làm hương trầm thủ công,

thăm xưởng sản xuất trò chơi truyền thống

cho trẻ con và nghệ thuật chế biến, bày

biện món cá dưa xám hết sức tinh tế của

người Nhật. Đặc biệt là sau trận động đất

20 năm trước, hòn đảo đã gần như bị phá

hủy nhưng nay đã khôi phục và phát triển

mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tôi đặc biệt ngưỡng mộ người Nhật

ở cách họ làm cho cuộc sống tốt đẹp

hơn. Trận động đất đã phá hủy nặng nề

hòn đảo này nên họ phải chú trọng phát

triển năng lượng để tái tạo cuộc sống.

Có nhiều cách để tạo ra năng lượng như

nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…

nhưng dù sao các tài nguyên này sẽ dần

cạn kiệt và mất đi nhưng năng lượng

mặt trời sẽ còn mãi mãi. Hơn nữa, năng

lượng mặt trời là nguyên liệu thân thiện

với môi trường. Chính vì vậy, Nhật Bản

khuyến khích các hộ dân cũng sản xuất

năng lượng mặt trời và Chính phủ sẽ mua

lại để phục vụ đất nước.

Người Nhật cẩn trọng trong mọi việc.

Không chỉ những công trình xây dựng

vĩ mô mới cần đến các cuộc điều tra, thử

nghiệm, mà cả những người nông dân

trồng cà chua, hành tây hay nuôi gà lấy

trứng cũng có những nghiên cứu, kiểm

nghiệm gắt gao để sao cho những sản

phẩm đưa ra ngoài thị trường là an toàn

và chất lượng nhất. Điều đó cho thấy,

mọi nghiên cứu, thử nghiệm của người

Nhật đều để phục vụ cho cuộc sống con

người ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhận thấy rằng, ở bất cứ

nơi đâu trên đất nước Nhật Bản,

những nét truyền thống luôn được bảo

tồn và tồn tại song song với công nghệ

hiện đại. Điều này đã để lại cho bạn

suy nghĩ gì?

Có một tài nguyên đặc biệt làm tôi

thêm yêu mến đất nước Mặt trời mọc, đó

chính là con người nơi đây. Người Nhật

mạnh mẽ, kiên cường, chịu khó và lạc

quan. Có lẽ, thiên nhiên khắc nghiệt đã

tạo cho họ tinh thần đó. Sóng thần, động

đất, núi lửa xảy ra thường xuyên, nhưng

ngay sau đó, họ đã cùng nhau xây dựng

từ đống tro tàn đổ nát. Sự khéo léo và tỉ

mỉ giúp họ nổi tiếng với những đồ điện

tử, máy móc chất lượng cao. Sự khiêm

nhường, lễ phép và tính kỉ luật cao làm

nên nét văn hóa độc đáo đặc sắc của họ.

Và một điều tôi cảm nhận rất rõ là người

Nhật rất chu đáo. Họ luôn muốn làm vừa

lòng người khác bằng tấm lòng chân thật

của mình.

Cảm ơn Cẩm Vân đã chia sẻ!

Yến Trang

“S n xuất hương trầm bằng máy

nhanh và đẹp hơn, tuy nhiên, người

Nhật vẫn g n giữ k thuật làm

hương trầm thủ công, bởi những

cây hương này gửi gắm t nh c m

của người làm ra nó. Người Nhật

muốn gửi gắm t nh c m ở những

s n phẩm m nh làm ra. Mỗi hộp

bánh, gói kẹo, hay thậm chí là hộp

cơm, cũng được họ bày biện, trang

trí hết sức cầu k và tinh tế”.