53
rất mệt, nhưng ngược lại, mình lại trẻ ra
và không cảm thấy bất cứ áp lực gì.
Gắn bó với chương trình từ
những ngày đầu tiên, giờ lại giữ vị trí
Giám đốc âm nhạc, có lẽ không ai
hiểu về GHVN bằng anh. Anh đánh
giá thế nào về hiệu ứng xã hội của
chương trình?
Có thể nói, trong suốt 3 năm vừa
qua,
GHVN
đã tạo được hiệu ứng xã hội
rất lớn. Trước đây, cũng có những gia
đình đầu tư cho con cái đi học âm nhạc
nhưng số đó rất ít. Đến bây giờ thì gần
như đã trở thành một trào lưu. Hàng loạt
trung tâm đào tạo âm nhạc mọc ra vì
có cầu thì sẽ có cung. Âm nhạc sẽ nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ, dù mai này các
bé có đi theo con đường ca hát chuyên
nghiệp hay không thì việc tiếp xúc với
nghệ thuật từ nhỏ đều tốt cho các em.
Nhìn nhận lại thì đó là giá trị lớn nhất,
giá trị thứ hai là chương trình có thể là
những bước tiền đề đầu tiên để tạo cơ
hội cho những tài năng trẻ. Ví dụ, mình
có cơ hội giúp các bé trong đội của mình
có cơ hội học hành trong môi trường
đào tạo chuyên nghiệp.
Hiện nay, các cuộc thi dành cho
thiếu nhi hơi nhiều. Theo anh, việc đặt
các bé vào môi trường cạnh tranh quá
sớm, cộng thêm sự háo thắng của bố
mẹ có hẳn là điều tốt?
Tôi đã gặp những trường hợp này rất
nhiều, vì thật ra con người ta thay đổi
suy nghĩ và cảm xúc rất nhanh. Người
ta phải đi đến ngọn núi đó thì mới cảm
nhận được nó cao hay thấp, phải ngã rồi
mới biết đau. Vì vậy, theo quan điểm
của tôi là không có gì phải lo lắng cả, cứ
để mọi thứ tự nhiên. Rất nhiều gia đình
khi con bắt đầu tham gia một cuộc thi đã
hạ quyết tâm là sẽ đầu tư cho con 100%,
nhưng khi đi đến nửa đường rồi mới
nhận ra rằng, khả năng của con mình
chỉ đến thế thôi nên đã chuyển hướng,
đầu tư cho con một cách đúng mực hơn.
Nói chung, ai cũng cần trải nghiệm, phải
vấp ngã thì mới tìm ra được cái gì là phù
hợp nhất với mình hay với con mình.
Năm nay chương trình đã thay
đổi rất nhiều, về cả cách thức thực
hiện lẫn dàn huấn luyện viên. Theo
anh, liệu sự thay đổi này có giúp
chương trình hấp dẫn hơn không?
Bất cứ một chương trình nào sau một
thời gian cũng đều cần phải có sự thay
đổi, đó là chuyện bình thường. Thay
đổi để thu hút hơn, và sự thay đổi của
GHVN
năm nay là tất yếu.
Khán giả cũng chưa đặt niềm tin
nhiều lắm vào các HLV trẻ, dưới con
mắt của nhà chuyên môn, anh thấy
thế nào?
Thật ra thì các HLV năm nay đều
có ê kíp rất hùng hậu đứng đằng sau,
các bạn ấy cũng hiểu là khi đứng ở sân
chơi này thì cần đầu tư ở mức độ nào.
Hơn nữa, các bạn ấy dù trẻ nhưng đều
là những nghệ sĩ có chỗ đứng, nên sẽ
không bao giờ vì một game show mà
hủy hoại sự nghiệp của mình. Hơn nữa,
theo format của chương trình thì sự hỗ trợ
của Giám đốc âm nhạc cũng rất cần thiết,
nên tôi cũng sẵn sàng chia sẻ với các bạn
tất cả những kinh nghiệm của mình.
Anh đánh giá thế nào về chất
lượng thí sinh năm nay?
Chắc chắn rằng, chất lượng thí
sinh sẽ càng ngày càng tốt lên, vì đối
với người lớn, đôi khi còn mang tính
chất may mắn, may thì gặp được thí
sinh tốt. Những năm trước đây, có đến
80% các bé không được đào tạo gì cả,
nhưng càng về sau này thì số lượng các
bé được tiếp cận sâu hơn với âm nhạc,
được học thanh nhạc, vũ đạo… nhiều
hơn. Chắc chắn có học thì phải có hơn
chứ, dàn thí sinh năm nay đã khiến các
HLV vô cùng bất ngờ và phấn khích vì
tài năng nổi trội của mình.
Năm nay không có HLV nào theo
dòng nhạc dân ca, vậy màu sắc dân ca
có bị nhạt bớt không?
Mọi người hay bị mặc định rằng,
cứ âm hưởng dân gian Nam bộ mới
là dân ca, còn hàng loạt các bài mang
âm hưởng Bắc bộ hay Trung bộ thì lại
không để ý. Còn nói về việc các bé có
hát dân ca nhiều hay không, cái đó còn
tùy thuộc vào cái duyên và phụ thuộc
vào khả năng của các thí sinh chứ không
phải HLV. Thí sinh có khả năng gì thì
HLV và ê kíp đồng hành phải nâng khả
năng ấy lên, chứ không thể ép các bé
phải hát dân ca hay bất cứ dòng nhạc
nào mà khán giả yêu thích. Chương
trình năm nay cũng có sự cân bằng,
không có quá nhiều dòng nhạc dân ca
nhưng cũng không hề khan hiếm.
Hiện nay, dường như khán giả
đang quá ưu ái với dòng nhạc dân
ca, trong các cuộc thi các bé chọn
dòng nhạc này luôn được bình chọn
rất cao. Theo anh, điều này có hẳn là
tốt không?
Tất nhiên là những bài hát dân ca
thường dễ đi vào lòng người hơn. Để hát
được dân ca hoàn toàn không hề dễ, mà
không phải cứ thích hát là hát hay được.
Các bé được tiếp xúc với dân ca từ nhỏ
thì tự nhiên nó có cái “mùi” ấy và khán
giả mới cảm nhận được sự ngọt ngào
của dòng nhạc này. Hát những bài hát
càng đơn giản thì lại càng khó, chính cái
khó khăn ấy đã chinh phục được khán
giả. Là một người chuyên lo chuyện
“bếp núc”, tôi rất mong có thể cân bằng
được các yếu tố đó. Mỗi mùa mình luôn
cố gắng để đẩy được một vài tác phẩm
mới, cập nhật với xu hướng, cập nhật
với thời đại, nhưng những cái gì thuộc
về dân gian thì sẽ tồn tại mãi.
Có thêm một thành viên mới,
cuộc sống của gia đình anh có thay đổi
nhiều không?
Cũng thay đổi nhưng không nhiều
lắm, vì bé thứ hai rồi nên đã có kinh
nghiệm hơn (cười).
Cảm ơn anh!
Thu Trang
(Thực hiện)
Vợ ch ng nhạc s H Hoài Anh
và Lưu Hương Giang