Previous Page  35 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 92 Next Page
Page Background

35

Trong tôi, nhà báo Hàm Châu là người

anh đáng kính về nghề nghiệp và cuộc

sống. Từ hồi cùng làm ở báo Nhân dân

những năm 80 của thế kỉ trước, những

buổi sáng gặp anh ngồi trên ghế đá dưới

gốc cây đa cổ thụ với gương mặt trầm

lặng nhưng hễ gặp ai, già hay trẻ lại trở

nên hồ hởi, nắm chặt tay nhau, lịch sự,

khiêm nhường. Trước khi về báo Nhân

dân làm phóng viên cao cấp, ông từng làm

Tổng Biên tập Tạp chí Tổ quốc nhưng

khác với nhiều người, hình như nhà báo

Hàm Châu không để lại một dấu vết mình

từng là một người lãnh đạo mà luôn chỉ

là một nhà báo. Khi đã nghỉ hưu, ông vẫn

say mê với nghề nghiệp, giữ nét trầm lặng

của một con người văn minh, khoa học.

Mỗi lần đến tòa soạn Tạp chí Truyền hình,

ông đều gọi điện báo trước. Trên chiếc xe

máy, bao giờ ông cũng mang theo máy

tính, máy ảnh. Sau khi đưa cho anh em

ở Phòng Thư kí biên tập chiếc USB lưu

giữ bài viết và ảnh, ông nói với chúng tôi

sự tích câu chuyện mà ông gửi gắm trong

tác phẩm của mình, giọng nói trầm lắng,

nhẹ nhàng không một chút khoa trương.

Những tâm sự của ông gợi mở với những

khám phá tài năng con người đất Việt rất

đáng tự hào mà ông đã từng bắt gặp khắp

các nước trên thế giới. Ở đâu ông cũng

hòa đồng, tìm tòi ghi chép. Trình độ thông

thạo ngoại ngữ, từ tiếng Nga, tiếng Trung,

tiếng Pháp và tiếng Anh chính là phương

tiện, là chìa khóa để nhà báo Hàm Châu

tiếp cận được các tài năng cũng như các

trung tâm khoa học trên thế giới. Nhờ vậy,

tên tuổi của ông trở nên thân thuộc, giành

được sự yêu mến của giới khoa học trong

nước và nước ngoài. Ông là nhà báo Việt

Nam đầu tiên có mặt ở nhiều trung tâm

khoa học nổi tiếng ở Mỹ và châu Âu.

Tài năng khoa học của con người Việt

Nam làm nên tên tuổi nhà báo Hàm Châu

nhưng chính ông đã góp phần tôn vinh,

Nhà báo Hàm Châu thăm chùa Thanh

Thủy ở cố đô Kyoto và cho ra đời

bài báo “Cảm thức Phù Tang”

Nhà báo Hàm Châu

bên cum thap Banh Ít

trong bài báo

“Những đền đài tuyệt

mĩ dưới trời xanh”

làm vẻ vang thêm sự nghiệp phát triển tài

năng khoa học Việt Nam. Đó cũng chính

là sự phát triển không ngừng, là sự hình

thành không ngừng của nhà báo tâm huyết

và hiểu biết khoa học Hàm Châu từ khi

bước vào nghề đến tận ngày từ biệt thế

giới này, về với thiên cổ ở tuổi 83.

Với tôi, nhà báo Hàm Châu luôn lưu

lại hình ảnh suốt cả cuộc đời mình, một

nhà báo trầm lặng, văn minh nhưng ẩn

chứa cháy bỏng tâm huyết nghề nghiệp,

tài năng sáng tạo. Đó là một nhà báo phát

triển cao về trí tuệ, đạo đức đem lại những

giá trị đích thực cho xã hội, đất nước.

Xin được thắp một nén hương tưởng

nhớ anh mãi giấc ngủ bình yên, thiên thu.

Hà Nội, 2/8/2016

Ngọc Đản