Previous Page  29 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 29 / 92 Next Page
Page Background

29

tiến bộ hẳn, tôi thấy ổn và hấp dẫn hơn.

Sau này, anh Phan Ngọc Tiến tiếp tục

xây dựng ý tưởng với chủ ý thành khẩu

hiệu của Ban sản xuất các chương trình

thể thao: “Thể thao thay đổi cuộc sống”.

Không chỉ xem những trận bóng đơn

thuần, qua các phóng sự, tôi và đông đảo

khán giả được hiểu thêm về văn hóa, đất

nước, con người ở trên khắp thế giới. Một

“kim chỉ nam” nữa mà anh Tiến hướng tới:

“Thể thao cho mọi người”. Tức là khi xem

thể thao trên VTV, chúng ta không chỉ được

gặp những nhà chuyên môn, vận động viên,

còn có sự góp mặt của các văn nghệ sĩ…Và

chính lực lượng này đem đến cho thể thao

nét tươi mới, các góc nhìn khác, tạo nên bức

tranh thể thao đa sắc dưới đủ mọi góc độ.

Cùng với công nghệ ưu việt, khách mời cuốn

hút khiến mỗi trận đấu thật đáng xem.

Và từ đó, chị - một nhà thơ đã gắn

bó với thể thao VTV, với bóng đá?

- Vâng. Bản thân tôi lao động nghiêm

túc, vì thế mà tôi trân trọng, nể cường

độ, áp lực tiến độ công việc của Ban

SXCCTTT khi làm EURO. Một ngày họ

dựng đến 12 chương trình đồng hành, cập

nhật liên tục. Khán giả có thể không hiểu

rõ, còn tôi đã thức trắng đêm tại Đài THVN

bình luận World Cup 2014 (khi đó tôi đang

mang bầu), đến EURO 2016, bế con nhỏ

lên Đài bình luận hết trận khai mạc, 5h

sáng mới về, nhiều lần tận mắt thấy nhà

báo Phan Ngọc Tiến và anh em trong Ban

thức trắng đêm, chúng

tôi không dùng chè, cà

phê mà vẫn tỉnh táo,

minh mẫn. Và tôi, trước

sự lao động đáng nể của

họ, cùng hòa nhịp chuẩn

bị, tìm hiểu thông tin về

trận bóng mình tham gia

bình luận để công việc

hoàn thành tốt nhất, đấy là tư duy lao động

chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, tôi nói về bóng

đá bằng hiểu biết của nhà thơ. Nó sẽ khác

với diễn đạt của một cựu cầu thủ, một huấn

luyện viên, nhà chuyên môn…

Trong các đội tham dự EURO 2016,

chị thích nhất đội nào?

- Tôi yêu nước Pháp và đương nhiên

tôi dành sự ủng hộ lớn cho đội tuyển Pháp.

Tôi đã có thời gian sống ở Pháp và một

số thành phố diễn ra EURO: Paris, Lyon,

Toulouse, nên mỗi khi xem hình ảnh bên

đó, tôi rất nhớ. Mỗi ngày, tôi đều hình dung

đứng cạnh phóng viên VTV trong bối cảnh

họ tác nghiệp để bớt nhớ những nơi mình

đã đến và thường trực khát khao trở lại.

Cho đến thời điểm này, có bất ngờ

nào so với những dự đoán ban đầu của

chị về EURO 2016 không?

- Tôi có thói quen là cứ đội mạnh,

tiếng tăm thì tôi… thích và thường cá

cược vui với chồng, tuy không phải lúc

nào cũng thắng. Chồng tôi am hiểu bóng

đá, cũng bảo, không phải “hàng hiệu”

là thắng đâu. Tôi thấy điều này đúng ở

EURO 2016. Sự tiệm cận về trình độ,

sức mạnh giữa các đội đã tạo ra sức hấp

dẫn, kịch tính cho EURO. Tôi chú ý đến

Ronaldo, song mấy trận đầu thấy anh ta

thi đấu không thuyết phục, tôi lại liên

tưởng đến một ca sĩ chạy sô quá nhiều,

đến khi lên sân khấu sự kiện lớn thì bị

hụt hơi, mất giọng. Rồi Ronaldo lại cứu

nguy, đưa Bồ Đào Nha vào vòng 1/8. Thế

mới bất ngờ, là sự thú vị đỉnh cao bóng

đá. Tôi thấy giá trị của EURO ở những

khía cạnh lớn lao, nhân văn hơn: tính

gắn kết, niềm hi vọng, sự cộng hưởng và

khuếch tán văn hóa, cái Đẹp. Châu Âu

đang gặp nhiều vấn đề khó khăn mang

tính thời cuộc: nạn khủng bố, tị nạn nhập

cư quá tải, Anh tách ra khỏi liên minh

EU… Nhưng, một tháng EURO là một

tháng người dân châu Âu tạm quên đi sự

căng thẳng, lo âu, họ coi đó như “tháng

nghỉ hè” đúng nghĩa, họ được xích lại

gần nhau, được chu du tại chỗ và trải

nghiệm, được sống trong không khí của

nhiều đồng cảm, quý giá sự vui sướng

trong thanh bình. Bóng đá sở hữu số

người xem và fan hâm mộ hơn bất cứ loại

hình nghệ thuật nào. Ngôn ngữ sân cỏ

vượt qua mọi giới hạn, cách biệt, chinh

phục khán giả khắp hành tinh, đấy là siêu

ngôn ngữ. Tôi nghĩ đây là thành công lớn

nhất của EURO 2016.

(Xem tiếp trang 30)

nguyễn Quân

Nhà thơ Vi Thùy Linh và BTV Đặng Quỳnh Chi

tại Ban Thể thao VTV tối 25/6, khi nhà thơ là khách mời bình luận

trận mở đầu vòng 1/8: Ba Lan - Thụy Sỹ (Ảnh: Thùy Dung)