23
truyền hình trong nước còn thu hút được
sự góp mặt của các học giả, các nhà
nghiên cứu đến từ các nước có nền công
nghiệp truyền hình phát triển trên thế
giới, hoạt động của họ tại hội thảo sẽ là
gì, thưa ông?
Hội thảo
Vai trò và ảnh hưởng của
mạng xã hội đến ngành công nghiệp
truyền hình
sẽ có sự góp mặt của các
chuyên gia đến từ các đài như: CNN
(Mỹ), CJ E&M (Hàn Quốc),
những nơi đang sử dụng
rất hiệu quả mạng xã hội
trong việc song hành
cùng các chương
trình truyền hình.
Họ sẽ chia sẻ kinh
nghiệm, cách khai
thác mạng xã hội,
phân tích những
nguy cơ của mạng xã
hội đối với truyền hình
truyền thống. Ngoài ra,
còn có sự tham gia của công
ty Datasection, chuyên nghiên cứu
mạng xã hội, đến từ Nhật
Bản. Datasection sẽ phân tích những số
liệu thực tế về hành vi của khán giả sau
khi xem các chương trình truyền hình
phản ứng lại như thế nào trên mạng xã
hội. Đó là dữ liệu bổ ích cho những người
làm truyền hình có thêm kinh nghiệm, các
bài học thực tế để xây dựng được nhiều
chương trình truyền hình hay, gắn bó với
khán giả, nhất là khán giả trẻ. Trong khuôn
khổ hội thảo còn có một cuộc tọa đàm bàn
tròn, bàn về một khái niệm đang nổi lên
mà chúng ta vẫn gọi là Social TV. Thời
gian gần đây, có rất nhiều trang mạng xã
hội đang dần biến thành một kênh truyền
hình có tính tương tác rất cao. Ở đó, ai
cũng có thể trở thành một “phóng viên”,
một người đưa tin và ai cũng có thể tham
gia vào bình luận, tương tác với các nội
dung được chuyển tải. Điều đó cũng phản
ánh đúng thực tế khi lấy ví dụ mạng xã hội
lớn nhất bây giờ là Facebook cũng đang
hợp tác với các đài truyền hình, các tờ
báo lớn trên thế giới để đưa nội dung trên
các đài, báo này lên Facebook như một
kênh thông tin chính thống cung cấp cho
khán giả. Tôi nghĩ rằng, cuộc tọa đàm sẽ
thu nhận được rất nhiều thông tin, ý kiến
quý giá của các chuyên gia để chúng ta có
thể hiểu rõ hơn xu hướng Social TV là gì,
những lợi ích của các đài truyền hình khi
khai thác khái niệm mới này.
Thời gian qua, VTV đã triển khai
và có những thành công trong việc kết
hợp truyền hình truyền thống và các nền
tảng số. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về
những thành công đó?
Ở VTV đã có
rất nhiều chương
trình truyền
hình đang sử
dụng mạng
xã hội như
một kênh để
tương tác với
khán giả, đặc
biệt là những
chương trình
được định hướng
dành cho giới trẻ.
Youtube, Facebook trở
thành một bộ phận
quan trọng trong quy
trình sản xuất một chương trình truyền
hình. Từ đó, chúng ta cũng đã đặt ra được
tiêu chí “khán giả là trung tâm”. Bên cạnh
đó, từ ngày 1/7/2016, VTV đã đưa vào
vận hành hình thức “tòa soạn hội tụ”. Qua
đó, tin tức cung cấp cho khán giả không
chỉ có ở thời điểm phát sóng mà còn có
trước, cập nhật liên tục cho khán giả qua
những kênh của mạng xã hội hoặc báo
điện tử. Những điều đó làm cho sự ảnh
hưởng của tin tức đến với cộng đồng sẽ
mạnh và tạo ra sức hút lớn cho người xem.
Các tin tức luôn được cập nhật, nhanh và
chính xác. Một điều nữa là những trang
fanpage trên mạng xã hội của VTV đã có
hàng triệu khán giả đã đăng kí để hàng
ngày cập nhật nội dung liên quan đến các
chương trình mình yêu thích. Có thể kể
ra vài ví dụ như trên VTVgo (có 1,4 triệu
người theo dõi), trang
Bữa trưa vui vẻ
của VTV6 có hơn 1 triệu lượt theo dõi…
Nhiều trang đang có sự phát triển rất
mạnh như fanpage của
Chuyển động 24
,
báo Điện tử VTV News…
Vậy trong thời gian tới, chúng ta đã
có những kế hoạch, chiến lược gì để sự
kết hợp giữa truyền hình truyền thống
với mạng xã hội được sâu rộng và càng
phát huy tính hiệu quả?
VTV đã xác định, các trang mạng xã
hội là một cấu thành tất yếu của truyền
hình hiện đại, một kênh thông tin hỗ trợ
hiệu quả cho truyền hình truyền thống.
Việc VTV đã xây dựng một cộng đồng
khán giả của mình trên mạng xã hội rất
đông đảo, tạo được sự tương tác lớn. Bên
cạnh đó là tăng cao sự thống nhất nguồn
lực của các fanpage đã đồng hành cùng
VTV để tạo một sức mạnh chung của Đài
THVN.
Xin cảm ơn ông!
Hà Hương Phúc
(Thực hiện)
Ảnh:
Hải Hưng
Ông Phạm Anh Chiến
hai ứng dụng nổi trội
của vtv digital