Previous Page  37 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 37 / 92 Next Page
Page Background

37

nhưng bộ phim lại hoàn toàn thuyết phục

người xem bằng tư tưởng rất nhân văn

“mọi chuyện đều có lí do của nó, không ai

tự nhiên trở thành người xấu cả”.

Cũng biến tấu từ câu chuyện cổ tích

Nàng tiên cá

của Adersen,

Mỹ nhân ngư -

bộ phim mới nhất của vua hài Châu Tinh

Trì đã trở thành bộ phim có doanh thu cao

nhất mọi thời đại ở Trung Quốc. Không

còn là mối tình với hoàng tử,

Mỹ nhân

ngư

kể về chuyện tình của nàng tiên cá và

chàng tỉ phú ăn chơi, bối cảnh của phim

cũng diễn ra tại xã hội hiện đại. Được ví

như một “nồi lẩu thập cẩm”, phim hội tụ

tất cả các thể loại từ ngôn tình, cổ tích,

đặc biệt là các tình huống hài hước diễn ra

liên tục, nhưng lại vô cùng tự nhiên khiến

cho khán giả tiếp nhận thông điệp “hãy

chung tay bảo vệ môi trường” mà bộ phim

muốn truyền tải một cách nhẹ nhàng và

thấm thía.

khuôn khổ của sự sáng tạo

Ra đời từ năm 2000, chuỗi chương

trình

Ngày xửa ngày xưa

của sân khấu

kịch Indecaf đã thành “đặc sản” của thiếu

nhi TPHCM. Những câu chuyện cổ tích

được biến tấu và thể hiện hết sức sôi động,

vui nhộn, đầy sáng tạo trên sân khấu khiến

không chỉ các em nhỏ mà các bậc phụ

huynh cũng say mê. Các khán giả nhí vô

cùng thích thú khi thấy ông thần... ve chai

vốn là anh của ông thần đèn hiện ra rồi

quậy tưng bừng, cậu bé rừng xanh thì đạp

xích lô chở muông thú đi chơi, mụ phù

thủy ác độc thì hay nói sai lỗi chính tả đến

nỗi làm phép hoài không xong hay ông

bụt ngồi khóc sướt mướt… Tuy nhiên, ở

những số đầu tiên, chương trình cũng vấp

phải sự phản ứng của dư luận khi dám

“phá phách” truyện cổ tích. Nhiều ý kiến

cho rằng, cách dàn dựng này sẽ làm trẻ

em hiểu sai, thậm chí nhìn những nhân vật

thần tiên, cổ tích có phần bị méo mó. Giải

thích về sự biến tấu này, NSưT Thành

Lộc cho biết: “Cách làm này giúp các

em nhỏ đón nhận câu chuyện một cách

thoải mái, vui nhộn và cười cợt cái ác chứ

không sợ cái ác, vì đối với các em: con cá

sấu không xấu, Lý Thông cũng không xấu,

họ chỉ chưa tốt mà thôi!”

Thời gian gần đây, vì khan hiếm

những kịch bản hay nên trào lưu hài hóa

các nhân vật kinh điển được các nghệ sĩ

sử dụng khá thường xuyên. Càng khác xa

với phiên bản gốc thì khả năng gây cười

càng cao. Có lẽ, vì quá chú tâm vào việc

chọc cười khán giả và cũng vì thiếu sự

tinh tế nên nhiều

nghệ sĩ đã quên mất yếu tố nhân văn của

một tác phẩm nghệ thuật. Việc Trấn Thành

biến tấu vở cải lương

Tô Ánh Nguyệt

của

soạn giả Trần Hữu Trang đã khiến dư luận

dậy sóng. Khác với một Tô Ánh Nguyệt

hiền hậu, đại diện cho sự tảo tần và đức

hi sinh của người phụ nữ Việt, người ta

thấy một “bà Nguyệt” hung hăng, chanh

chua, với nhiều từ ngữ và hành động thô

tục. Trấn Thành đã bị

những nhà chuyên môn và khán giả mộ

điệu cải lương chỉ trích nặng nề. Để xoa

dịu dư luận, anh đã công khai xin lỗi trên

sóng truyền hình trực tiếp khi lên nhận

giải

Nghệ sĩ hài được yêu thích nhất

trong

lễ trao giải

HTV Adwards 2016.

Anh biện

hộ rằng, hành động của mình xuất phát

từ cái tâm tốt khi muốn khán giả trẻ chú

ý nhiều hơn đến nghệ thuật cải lương,

tuy nhiên, vì chưa đủ sự tinh tế và khéo

léo nên đã khiến người xem hiểu nhầm.

Lời giải thích này có vẻ như không được

thuyết phục lắm. Theo quan niệm của ông

bầu Huỳnh Anh Tuấn, giám đốc sân khấu

kịch Indecaf thì một tác phẩm nghệ thuật

“phải đẹp, đẹp từ ngôn từ đến sân khấu,

phục trang, diễn xuất, từ đó mang lại giá

trị giáo dục, định hướng thẩm mĩ cho giới

trẻ”. Đây là kim chỉ nam của mỗi nghệ sĩ

khi bước chân vào con đường nghệ thuật.

Sự sáng tạo của nghệ sĩ là vô hạn, việc

biến tấu các tác phẩm, các nhân vật kinh

điển hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu

trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho khán

giả. Nghệ sĩ có thể làm thay đổi cho mới,

cho phù hợp với thời cuộc nhưng phải có

giá trị nghệ thuật chứ không phải trò giải

trí bôi bác, làm hoen ố nghệ thuật. Nói như

đạo diễn NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội

Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam thì: “Nghệ sĩ

hôm nay cần biết nghĩ, biết cảm và cần có

trách nhiệm về sáng tạo của mình”.

Bảo Anh

Phim Aladin và 1001 thứ

Nguồn:

http://alotintuc.com

Chương trình Ngày xửa ngày xưa của sân

khấu Idecaf. Nguồn:

http://st.gnnxxx.net

Trấn Thành bị chỉ trích nặng nề khi

biến tấu hình ảnh Tô Ánh Nguyệt.

Nguồn:

http://i.imgur.com