83
dựng được thói quen tiết kiệm từ sớm, tạo
nền tảng cho việc chi tiêu hợp lí về sau.
Một cách dạy thực tế và hữu hiệu
nhất là cha mẹ cho trẻ tham gia vào các
buổi mua sắm. Vừa mua sắm, cha mẹ
vừa giảng giải cho con giá trị mỗi tờ tiền,
đồng thời dạy cho con cách lựa chọn,
công dụng của món đồ và giải thích lí do
nên hay không nên mua vật dụng. Đây
là cách truyền tải quan niệm về tiền bạc
và tài chính một cách tự nhiên tới con.
Nếu con muốn thứ đồ vật không cần thiết
hoặc đắt tiền, kể cả mua được cũng nên
nói “không” với con. Tuy nhiên, kèm
theo lời từ chối cần phải kiên nhẫn giải
thích nguyên nhân không mua, nói cho
con biết về sự lãng phí khi mua một món
đồ không cần thiết hoặc chuyển sang một
nhu cầu thiết thực hơn.
Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có
thể cho con một khoản tiền tiêu vặt, thay
vì phát cho con một khoản tiền tiêu vặt
mỗi tuần, cha mẹ hãy giao việc sau đó trả
cho con một chút tiền. Có rất nhiều công
việc vặt trong gia đình phù hợp với trẻ
như: rửa bát, quét nhà, phơi đồ, gấp quần
áo… Cho trẻ làm việc nhà để đổi lấy thù
lao cũng là một cách giáo dục hay, tuy
nhiên, cha mẹ vẫn cần phải xem xét cẩn
thận, không phải mọi việc nhà đều trả thù
lao. Song song với đó, cha mẹ có thể nhờ
con đi mua một số đồ ở cửa hàng. Nếu
trẻ biết so sánh giá cả ở các cửa hàng với
nhau và mua được những thứ cha mẹ
giao mà vẫn còn thừa tiền, trẻ có được
một khoản nho nhỏ để dùng vào những
thứ mình muốn. Đây cũng là cách để trẻ
biết tiết kiệm.
Cha mẹ đừng quên chỉ bảo con từng
chút một về cách tiêu tiền và cho phép
trẻ sử dụng tiền ở mức độ vừa đủ để có
thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc
khác nhau. Cũng như người lớn, khi tự
kiếm ra tiền trẻ sẽ vô cùng hào hứng,
thích thú và ngược lại sẽ có cảm giác
tiếc nuối khi tiền vơi đi. Chính trạng thái
cảm xúc này là động lực khiến trẻ muốn
tiết kiệm tiền hơn. Cần dạy cho trẻ học
cách chờ đợi và biết cách tiết kiệm tiền
mỗi ngày để có đủ số tiền mua món đồ
yêu thích. Đối với những trẻ ở lứa tuổi
nhỏ, dạy cho con tiết kiệm tiền bạc bằng
cách mua cho trẻ con những con heo
nhựa là một giải pháp ưu việt. Trẻ lớn
hơn một chút, cha mẹ cần dạy con tiết
kiệm bằng cách cần biết cách giữ gìn
đồ vật. Khi trẻ đã thành thạo với khái
niệm cơ bản của toán học, cha mẹ có thể
dạy con những kiến thức tài chính như:
tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, cho vay
hay vay nợ… Điều này sẽ giúp trẻ hiểu
được khái niệm về
tài chính một cách
đúng đắn nhất và
biết tự chịu trách
nhiệm trong quá
trình sử dụng tiền.
Để con có được
nền tảng tốt về ý
thức tiêu và tiết
kiệm tiền, điều quan
trọng là cha mẹ cần
làm gương cho trẻ.
Nếu cha mẹ tiêu tiền
không tính toán, trẻ
cũng sẽ học cách
sử dụng đồng tiền
hoang phí như vậy.
Việc bố mẹ mua
sắm có kế hoạch
sẽ tác động tốt tới
hành động của trẻ
sau này. Dạy cho
trẻ biết cách tiêu và
tiết kiệm tiền nên
được
bắt đầu khi
các con còn nhỏ
tới khi trẻ lớn lên
cần rèn luyện thành
lối sống. Cho trẻ trải nghiệm và chia
sẻ những vấn đề tài chính với bố mẹ sẽ
làm trẻ gần gũi với gia đình và có trách
nhiệm. Với cách hướng dẫn phù hợp lứa
tuổi, trẻ sẽ tự lập hơn khi trưởng thành
và có kế hoạch quản lí chi tiêu hợp lí
trong cuộc sống.
Đ Dương
Dạy con về tiền