Previous Page  82 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 82 / 92 Next Page
Page Background

“Hợp đồng tiền hôn nhân có vẻ không lãng mạn

nhưng rất cần thiết. Phụ nữ nên làm thế để tự bảo vệ

mình. Hai năm trước khi kết hôn, tôi và chồng đã kí

hợp đồng hôn nhân, thỏa thuận các vấn đề liên quan

đến tài chính, nợ nần, tài sản thừa kế, đặc biệt là

nguyên tắc không bạo hành và không ngoại tình. Nếu

li hôn, con để cho người còn lại nuôi” - chị Hoa, giám

đốc tiếp thị của một ngân hàng lớn tại TPHCM chia sẻ.

Thực tế, đăng kí kết hôn cũng là một dạng của Hợp

đồng hôn nhân được pháp luật công nhận. Tuy nhiên,

có những điều khoản quy định chưa rõ ràng nên cần có

thêm thỏa thuận trước hôn nhân để đảm bảo sự bình

đẳng, chủ động trong hôn nhân. Nếu cả hai bên đều

đồng lòng thì hợp đông hôn nhân không hề ảnh hưởng

gì tới hạnh phúc gia đình. Thậm chí, nó còn khiến

người trong cuộc phải chùn bước mỗi khi có ý định

phạm lỗi. “Mình nghĩ là nên kí hợp đồng hôn nhân. Khi

đã tin tưởng và hết lòng yêu nhau thì tự khắc bản hợp

đồng đó trở thành vô giá trị” - Linh Đan, 24 tuổi, bày tỏ

quan điểm.

Theo Luật sư Trần Hồng Phong, Luật hôn nhân và

gia đình Việt Nam cần bổ sung quy định về hôn khế

sao cho trước khi kết hôn, hai bên có quyền (nhưng

không bắt buộc) thỏa thuận với nhau về những vấn đề

liên quan đến tài sản, nhân thân, thậm chí là cả việc

nuôi con, chia tài sản khi li hôn… Suy cho cùng, quan

hệ hôn nhân chính là một “giao kết dân sự” và tình cảm

giữa hai cá nhân nên cũng tiềm ẩn biết bao nhiêu rủi ro

như mọi giao dịch dân sự khác.

Bảo Anh

82

(Tiếp theo trang 81)

Không

lãng mạn...

VTV

nhỏ

to

Sai lầm phổ biến

Với suy nghĩ “tiền là bạc”,

rất nhiều cha mẹ chọn cách lảng

tránh nói về tiền bạc vì sợ làm

hư con, không định hướng cách

chi tiêu cho bé, nói dối khi trẻ

đòi mua thứ gì đó... Người lớn

thường cho rằng, trẻ con còn quá

bé, không biết và không cần phải

biết sớm, đợi khi bé lớn mới

dạy con về tiền. Tuy nhiên, nếu

không đặt nền móng cơ bản cho

con về cách tiêu và tiết kiệm tiền

ngay từ khi còn nhỏ sẽ khiến trẻ

sử dụng đồng tiền kém hiệu quả

và khó khăn hơn trong tương lai.

Mọi đứa trẻ, từ bé đến lớn, đều

cần phải biết tôn trọng đồng tiền

và biết cân nhắc chi tiêu. Đó là

hành trang giúp trẻ bước vào

đời với kiến thức đúng đắn về

tài chính.

Hình ảnh bà mẹ dắt con đi

siêu thị và chọn cách chấm dứt

đòi hỏi của con bằng những câu

trả lời gay gắt: “Mẹ không có

đủ tiền” hoặc “Nhà mình nghèo

lắm” thường diễn ra. Tuy nhiên,

đó lại là những lời nói không

hiệu quả trong cách giáo dục trẻ

con. Khi lớn lên, trẻ có thể biết

đó là những lời nói dối. Điều này

vô hình chung khiến trẻ không

còn tin tưởng vào lời nói của

cha mẹ. Nên chăng, cha mẹ giải

thích thêm lí do tại sao không

thể mua thứ bé đòi hoặc chỉ cho

bé được chọn mua món đồ nào

cần thiết hơn. Điều này sẽ giúp

bé hình thành thói quen biết cân

nhắc khi muốn mẹ mua cho một

món đồ.

Cùng với suy nghĩ này, nhiều

phụ huynh thường né tránh

những chủ đề nhạy cảm về tiền

bạc trước mặt con cái. Họ giấu

diếm những khó khăn xảy ra

trong vấn đề tài chính của gia

đình, tránh nói đến chuyện thu

và chi trong gia đình hay lảng

tránh các câu hỏi của con về

nguồn gốc và giá trị của đồng

tiền… Đây là cách dạy con

không khoa học vì nó có thể

khiến bé mắc phải nhận thức

sai lầm vì không được cha mẹ

chỉ dẫn. Nhiều gia đình có thói

quen tiêu tiền phung phí, điều

này khiến trẻ lớn lên sẽ có kĩ

năng quản lí và tiêu tiền rất kém,

không bao giờ biết cân nhắc và

tiết kiệm.

Dạy con tiêu

và tiết kiệm tiền

Theo các chuyên gia tâm

lí, càng dạy bé sớm về tiền bao

nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Ở

lứa tuổi từ 3 đến 5, cha mẹ nên

bắt đầu trao đổi với trẻ các vấn

đề liên quan đến tiền. Bé sẽ xây

Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về đồng tiền.

Dạy về tiền bạc là một phần quan trọng trong giáo

dục trẻ. Việc tiêu, tiết kiệm tiền... là bài học quan

trọng giúp trẻ tự tin kiểm soát tài chính của mình

ngay từ khi còn nhỏ.