53
nhanh nhẹn tranh thủ từng giây chính là
nét đặc trưng trong tác phong công nghiệp
của công nhân mỏ so với công nhân các
ngành khác. Tại cửa lò, giữa các ca, hình
ảnh công nhân ra và vào lò cũng khiến
tôi không khỏi ngạc nhiên. Tất cả đều
rất nhanh để đỡ mất thời gian di chuyển.
Nhưng tôi vẫn kịp nhận ra rằng, sự khác
biệt giữa công nhân sau một ca làm việc
với công nhân mới vào ca không chỉ là ở
bộ quần áo ướt sũng mồ hôi mà nó còn là
nụ cười rạng rỡ trong nét mặt ẩn phía sau
lớp bụi than lấm lem.
Sau gần 10 tiếng làm việc dưới độ sâu
hàng trăm mét với cường độ lao động cực
lớn nhưng những gương mặt thợ mỏ vẫn
tươi tắn, rạng rỡ. Phải nhiều ngày ăn, làm
việc cùng họ, tôi mới hiểu được điều này.
Đơn giản là vì mỗi lần trở lại mặt đất, họ
được gặp gỡ người thân, được hít thở khí
trời thoả thích và quan trọng hơn là họ đã
hoàn thành một ca làm việc an toàn, một
điều không thể kiểm soát tuyệt đối trong
khai thác hầm lò. Bởi ở dưới độ sâu hàng
trăm mét có hàng ngàn nguy cơ khác nhau
mà ngành than mặc dù không ngừng đưa
hệ thống công nghệ hiện đại vào khai thác
vẫn không thể giữ được tuyệt đối an toàn.
Trên thực tế, dưới lòng đất vẫn là môi
trường mà con người còn đang rất hạn
chế trong việc nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ để làm chủ nó, trong khi việc chinh
phục không gian đã trở nên dễ dàng hơn.
Do đặc thù nghề nghiệp trong môi
trường đặc biệt mà tính cách của thợ lò
cũng rất mạnh mẽ, quyết liệt, thậm chí
có phần gai góc. Khi làm việc, họ có thể
nặng lời với nhau nhưng khi lên mặt đất,
những con người nóng nảy kia lại hiền
lành và vô cùng đáng mến. Vẫn con người
ấy, gương mặt ấy nhưng trong công việc
và trong cuộc sống đời thường lại tồn tại
hai tính cách hoàn toàn khác nhau. Một
tháng làm phim thì một nửa thời gian đó
Một điểm trung chuyển
công nhân trong hầm lò
Những con người “ăn cơm
dương gian, làm việc âm phủ”
Nhà báo Hoàng Long (mũ trắng) cùng những người thợ lò
Bức ảnh
Trở về từ lòng đất
của
nhà báo Nguyễn Hoàng Long vừa
đoạt Giải A
Nụ cười VTV
do Công
đoàn Đài THVN tổ chức. Đây là bức
ảnh chụp anh cùng hai người thợ lò
sau 8 giờ làm việc dưới lòng đất tại
mỏ than Mông Dương, Quảng Ninh.
Để ghi hình được trọn vẹn một ca làm
việc của những người thợ lò, êkip làm
phim đã có tới 30 giờ không ngủ.
chúng tôi xuống lò cùng người thợ để
ghi những hình ảnh làm việc của những
người “ăn cơm dương gian, làm việc âm
phủ” nên dần dà đã tự trả lời được thắc
mắc này. Môi trường chính là chất xúc
tác để hình thành nên tính cách bên cạnh
bản tính của mỗi người. Trong môi trường
làm việc đặc biệt thì những người thợ
cũng bộc lộ những đặc tính đặc biệt để
thích nghi với nó.
Trở về sau chuyến đi, tôi mới thấm,
mới hiểu về nghề đặc biệt, nghề làm việc
dưới lòng đất. Có chứng kiến mới thấy
hết được sự nặng nhọc, vất vả của thợ lò.
Khác với các nghề khác, nghề thợ lò chỉ
đến 45 tuổi là nghỉ hưu. Tuy nhiên, cũng
có những người không đủ sức, không đủ
chí để gắn bó với nghề thợ lò được lâu
dài. Nhưng ở một khía cạnh khác, tính
kỉ luật là yếu tố quyết định nhất đến hiệu
quả của công việc khai thác than. Đây là
điều mà bất cứ người thợ nào muốn tồn
tại đều phải tuân thủ. Không ít công nhân
đã phải rời khỏi guồng máy. Trong môi
trường làm việc đòi hỏi an toàn tuyệt đối
thì kỉ luật là sợi dây gắn kết mỗi cá nhân
với nhau để tạo ra sức mạnh tập thể chinh
phục tự nhiên. Các vỉa than chạy ngoằn
nghèo trong các lớp đất đá chính là thách
thức đối với người thợ khai thác. Ở đó,
không cho phép sự sai sót. Sai sót đồng
nghĩa với tai nạn và năng suất lao động
không đạt. Tuy nhiên, khi gặp sự cố dù
nhỏ hay lớn, tất cả đều đồng tâm để giải
quyết, tinh thần đoàn kết tập thể được
phát huy đúng lúc.
Một tháng ghi hình tại hiện trường lộ
thiên hay xuống hầm lò, tôi trở nên yêu
cái nghề khai thác than đến lạ. Nói đúng
hơn là yêu những con người vùng mỏ.
Có một câu hỏi mà trước khi bắt đầu thực
hiện bộ phim này tôi muốn tìm câu trả lời,
đó là: Vất vả đến thế, nguy hiểm như vậy
mà tại sao vẫn có hàng vạn thợ mỏ gắn
bó với nghề? Câu trả lời là, họ yêu nghề
này không đơn giản chỉ vì thu nhập mà ẩn
chứa sâu thẳm trong họ là niềm tự hào về
công việc.
Yến Trang
(Ghi)