Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

VTV

Văn hóa

Giải trí

1.

Nhà văn trẻ được xác định là

những người sinh từ năm 1980

trở lại, tức là thế hệ 8X, 9X. Trong số đó,

nhiều cây bút xác định viết văn là nhu

cầu tự thân, vì niềm đam mê. Một loạt

tên tuổi đã tham gia góp mặt vào diện

mạo văn học trẻ như: Nguyễn Thị Kim

Hòa, Đặng Thiên Sơn, Văn Thành Lê,

Nguyễn Minh Nhật, Lê Minh Nhựt, Đinh

Phương, Chu Thị Minh Huệ, Vũ Thị

Huyền Trang, Phan Tuấn Anh, Yến Linh,

Lê Quang Trạng, Hương Thị, Nhật Phi…

Nhiều tác giả đã có tác phẩm xuất bản

như: Văn Thành Lê có

Biết khi nào mưa

thôi rơi, Con gái tuổi Dần, Thừa ra một

người

; Đinh Phương có

Chờ đến lượt,

Nhụy khúc

; Chu Thị Minh Huệ có

Dốc

chín khoanh

; Diễm Trác có

Hồn lau

trắng

; Nguyễn Quỳnh Trang có tiểu

thuyết

Nhiều cách sống, Mất ký ức, 1981

;

Hồ Huy Sơn có

Cơm nhà, cơm người,

Ngày lạ

. Bản thân người viết bài này

cũng góp mặt bằng 8 cuốn tiểu thuyết,

trong đó có:

Hỗn danh, Vết thương hoa

hồng, Bão người…

Gặp gỡ, tâm sự với các cây bút, rất

nhiều người cho rằng, bản thân họ vừa

phải trầy trật kiếm sống, vừa học tập và

sáng tác. Thậm chí, chúng tôi sáng tác

trong những căn phòng trọ xập xệ, nóng

hầm hập. Một số người ao ước cuộc sống

của mình khấm khá hơn, tác phẩm của

mình được công chúng đón nhận, thậm

chí có thể bán chạy để có nhuận bút cải

thiện cuộc sống. Thế nhưng, điều đó

không phải bao giờ cũng trở thành hiện

thực. Dù việc công bố tác phẩm ngày nay

trở nên dễ dàng, song không phải tác giả

nào cũng đủ điều kiện để tác phẩm của

mình được các nhà xuất bản hay các công

ty sách đầu tư in ấn. Nhiều người còn

phải tự đầu tư, tự phát hành, một số người

được hỗ trợ một phần kinh phí từ các Hội

Văn học nghệ thuật địa phương. Điều đó

cũng thể hiện việc sáng tác là con đường

cô độc, kể cả việc đi tìm đối tác liên kết,

thậm chí mất rất nhiều thời gian “chào

hàng” để được các đối tác đỡ đầu, đưa tác

phẩm của mình đến với công chúng. Thế

mà, các tác giả trẻ vẫn viết với tâm thế

sáng tạo không ngừng, tìm tòi cách biểu

hiện mới, lối nghĩ mới nhưng vẫn bám sát

đời sống với nhiều trăn trở.

2.

Tham dự Hội nghị những người

viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9,

nhiều bạn trẻ đã được khơi thêm cảm

hứng sáng tạo. Ví như cây bút Văn Thành

Lê mong mỏi được gặp gỡ bè bạn, những

người cầm bút sôi nổi để được tiếp thêm

niềm đam mê. Anh nói: “Đây là một nơi

gặp gỡ thật sự quan trọng. Dù rằng nhiều

người đã biết nhau, thậm chí gặp gỡ nhau

cả ở trong các diễn đàn, mạng xã hội hoặc

ngoài đời thật, nhưng được gặp gỡ cùng

lúc nhiều người ở các vùng miền là một

vinh dự lớn.

Trần Quỳnh Nga, cây bút trẻ từ Hà

Tĩnh tâm sự: “Vinh dự lần thứ 2 được

tham dự Hội nghị những người viết văn

trẻ toàn quốc, tôi cảm thấy thật xúc động

khi mình có được may mắn này. Phải nói

rằng, với những người viết văn ở tỉnh lẻ

như tôi, Hội nghị viết văn trẻ là một dịp

hiếm có để chúng tôi có thể giao lưu, gặp

Gửi gắm

những trông đợi

Hội nghị những người

viết văn trẻ toàn quốc

lần thứ 9 đã khép lại.

Hơn 100 đại biểu là

những cây bút ưu tú

nhất trong đội ngũ

những người viết văn

trẻ cả nước đã tự xốc

lại mình trong sáng

tạo. Mỗi người đều cần

môi trường sáng tạo và

sự khích lệ, ghi nhận

của các nhà văn đi

trước cũng như các

nhà phê bình.