Truyền hình
-
11
PV:
Chị
có thể chia sẻ về hướng khai thác của bộ phim này để
không dẫm phải lối mòn về dòng phim đề tài này trước đó?
- Biên kịch Trịnh Thanh Nhã
: Đề tài lịch sử chiến tranh cách
mạng luôn là một đề tài khó. Do tính chất anh hùng ca, sử thi...
cần phải đạt tới độ mà những bộ phim thuộc đề tài này luôn vấp
phải nhược điểm thiếu sự bay bổng, nệ thực, sợ... “sái”. Kịch bản
Huyền thoại Mường Trời
đã được làm đi, làm lại nhiều lần nhằm
mục đích giữ nguyên những xúc cảm. Tôi đã được tiếp xúc nguồn
tư liệu nguyên mẫu, những chân dung nhân vật đầy chất tráng
ca được chăm chút tỉ mỉ để dần dần hình thành những chân
dung dung dị, chân thực. Tôi muốn câu chuyện về những người
anh em dân tộc thiểu số Việt Nam làm cách mạng được nhìn
dưới góc độ giản dị, lãng mạn. Đó là cách để gây dấu ấn tuyên
truyền, giáo dục truyền thống cách mạng không gây cảm giác
khô cứng, hời hợt.
Được biết, ý tưởng kịch bản đã đuợc
ấp ủ trong 7 năm, chị có thể chia sẻ điều
này?
- Đúng là kịch bản này đã được
thai nghén trong bảy năm. Lúc
đầu tư liệu ngồn ngộn và xúc cảm
về nguyên mẫu quá mãnh liệt nên
chúng tôi đã phát triển thành kịch
bản dài tập. Nhưng cơ duyên
chưa đến nên kịch bản dài tập ấy
tạm ngừng. Tiếc chất liệu đã có nên tôi
cặm cụi viết kịch bản phim truyện mong
một ngày nào đó có cơ hội đưa lên màn ảnh lớn. Nhưng giờ thì
nó đang chuẩn bị được đưa lên màn ảnh nhỏ. Để làm được việc
này, một lần nữa tôi phải chỉnh lí kịch bản để phù hợp với khuôn
khổ sản xuất của phim truyền hình. Những chỉnh sửa một mặt
khiến câu chuyện cô đọng, mặt khác cũng khiến hình ảnh lãng
mạn hơn. Dù sao thì kịch bản cũng đã được sản xuất. Nó hoàn
thành tâm nguyện của tôi với nhà quay phim, NSƯT, nhà giáo Lò
Minh. Anh là con trai của hai nguyên mẫu mà tôi khai thác. Anh
Lò Minh đã mất trước khi bộ phim được trình chiếu trên truyền hình
nhưng tôi tin anh ấy sẽ cảm nhận được sự ngưỡng mộ của chúng
tôi với lịch sử quê hương và gia tộc của anh ấy.
Theo chị dòng phim truyền hình lịch sử một tập có những ưu
điểm và khó khăn gì trong điều kiện hiện nay?
- Phim truyền hình một tập là một thách thức lớn đối với nhà
sản xuất. Đó là một dòng phim kén khán giả nên chắc chắn nó
không mang lại lợi nhuận cao. Việc VTV chấp nhận dòng phim
này và triển khai trong hai năm qua khá thành công là một cố
gắng lớn, cũng có thể coi là một sự hi sinh lợi nhuận cho mục đích
nâng cao dân trí rất đáng trân trọng. Đối với nhà sản xuất thì kinh
phí eo hẹp chính là khó khăn lớn nhất. Với phim lịch sử chiến tranh
cách mạng thì thách thức này càng lớn gấp bội.
Biên kịch Trịnh Thanh Nhã:
Phim là góc nhìn giản dị và lãng mạn
về anh hùng cách mạng
Long) và Pháp bắt giữ. Bọn chúng giở các thủ đoạn đê
hèn nhằm tìm ra chỗ ở của Cầm và đồng đội...
Bối cảnh ghi hình trải dài từ Điện Biên, Sơn La, Hòa
Bình, Hà Nội và được ê kíp lựa chọn kĩ càng để mang
đến những thước phim chân thực, sinh động nhất. Gần
nửa tháng ghi hình trong địa hình xa xôi, cách trở,
không chỉ đối mặt với khó khăn về thời tiết, các thành
viên trong đoàn làm phim đã khá vất vả để hoàn
thành những cảnh quay cho bộ phim dài 90 phút này.
Để tái hiện khung cảnh lịch sử cách đây 70 năm, rất
nhiều chuyến khảo sát đã diễn ra để tìm những bối
cảnh phù hợp. Ví như bối cảnh nhiều nhà sàn gần
nhau, họa sĩ phụ trách đã đến bản Pắc Nặm, cách
thành phố Điện Biên 13 km, nơi còn lưu giữ được dáng
dấp của bản làng những năm 1945. Ngoài ra, phục
trang cũng được chuẩn bị rất kĩ lưỡng.
Vai nam chính là diễn viên Bảo Anh, dù chỉ là tay
ngang trong nghề song diễn viên 8X này rất có duyên
với nghiệp diễn, đặc biệt là những vai diễn mang màu
xanh cảnh phục. Tính tới thời điểm này, anh đã tham
gia gần 10 phim hình sự với những vai chiến sĩ trẻ giỏi
phá án, hết mình vì nhiệm vụ. Nữ diễn viên Kiều Anh
đảm nhận vai nàng Ban, Xuân Thảo vai Chánh Tổng,
Đăng Khôi vai Bính cùng rất nhiều diễn viên khác.
Thục Miên
Diễn viên Kiều Anh:
Có duyên với vai phụ nữ vùng cao
Có lẽ nhiều người cho rằng, dạng vai như nàng
Ban trong
Huyền thoại Mường Trời
là sở trường của
Kiều Anh nên tôi may mắn nhận được lời mời tha
thiết từ phía nhà sản xuất chăng? Đạo diễn Văn
Đức nói: “Em mặc váy Thái đẹp hơn quần áo
thường”. Đây là lần thứ 2 tôi trở lại Điện Biên để
làm phim về lịch sử, trước đó tôi đóng một vai trong
Kí ức Điện Biên
, vì vậy nên tôi thấy mình rất có
duyên với vai phụ nữ vùng cao. Tôi nhận vai Ban
trong
Huyền thoại Mường Trời
vì nhiều lí do nhưng
điều thuyết phục tôi nhất là
kịch bản rất hay, thật và vô
cùng lãng mạn...
Đúng là bối cảnh
làm phim khá xa, ban
đầu tôi cũng ngại, phim
quay đúng đợt nắng
nóng khủng khiếp nhất
ở Hà Nội và Điện Biên...
Với 12 ngày quay, tình
trạng thường xuyên không có
quạt, mặc áo dài tay cao cổ, có lúc tôi muốn phát
khùng. Hiện tại, tôi đen đi rất nhiều so với ngày đầu
mới vào đoàn nhưng những gì có được trong 12
ngày quay thật tuyệt vời.