Background Image
Previous Page  87 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 87 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

87

vòng quanh đảo và thuyết minh không

mệt mỏi về những con đường đi qua. Cù

Lao Chàm là một cụm đảo bao gồm 8

đảo được đặt tên hết sức dân dã: Hòn

Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ,

Hòn Khô mẹ,

Hòn Khô con,

Hòn Lá,

Hòn Tai, Hòn

Ông. Giếng cổ Chăm có tuổi đời 200

năm là điểm đầu tiên anh xe ôm đưa

chúng tôi đến. Giếng hình ống tròn, lòng

xây theo kiểu vành khăn. Kiến trúc này

mang đặc trưng giống nhiều giếng

Chăm khác ở Hội An. Hầu như người

nào khi đến tham quan chiếc giếng này

đều múc một gáo nước để rửa mặt mũi,

chân tay. Và đúng như lời “quảng cáo”

của người dân địa phương, nước trong

giếng không chỉ sạch đến mức uống

được mà còn mát lạnh, ngay lập tức xua

tan cái nóng và sự mệt mỏi, giúp chúng

tôi tỉnh táo suốt hành trình thăm đảo.

Chùa Hải Tạng  - ngôi chùa cổ được xây

dựng từ hơn 400 năm trước nhằm phục

vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân là

điểm đến tiếp theo của chúng tôi. Dù bên

ngoài thời tiết nắng nóng nhưng bước

vào chùa, bất cứ ai cũng cảm nhận

được sự mát mẻ, thư thái. Chùa được

xây dựng chủ yếu bằng gỗ, bên trong

chùa có hoành phi, câu đối sơn son thếp

vàng, tượng thờ đồ sộ cùng một quả

chuông lớn. Điều thú vị là chùa không có

sư trụ trì mà chỉ có một đôi vợ chồng già

trông coi việc hương khói.

Vừa đưa chúng tôi đi thăm các điểm

du lịch, anh xe ôm vừa kể cho chúng tôi

nghe về cuộc sống của người dân trên

đảo. Hòn đảo này có khoảng 3.000

người sinh sống. Chính vì sự thưa thớt

này nên người dân trên đảo đều biết

nhau. Người dân ở đây thật thà, chất

phác đến độ không bao giờ xảy ra tình

trạng trộm cắp nên trên đảo không cần

đến sự xuất hiện của những chiến sĩ

công an. Nhà cửa ở đây có thể không

khóa cả ngày, xe máy để cả đêm ngoài

đường cũng không lo mất. Cù Lao

Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ

nên người dân không cần đến các thiết

bị làm mát như điều hòa… Ở Cù Lao

Chàm, nước ngọt từ các khe suối chảy

suốt ngày đêm. Vì thế, trên đảo trồng

được lúa và cây trái, hoa lá sum suê.

Dân Cù Lao Chàm chẳng bao giờ sợ

thiếu đồ ăn bởi cá tôm đầy biển, họ chỉ

cần dong thuyền, chèo thúng ra một

chốc là có ngay bữa cơm ngon lành.

Đánh bắt cá hải sản là nghề chính của

người dân nơi đây. Từ khi Cù Lao Chàm

trở thành điểm đến của các du khách, cứ

mỗi mùa du lịch, từ đàn ông đến phụ nữ

trên đảo lại bỏ lưới bỏ thuyền để làm

thêm nghề… xe ôm kiêm hướng dẫn viên

du lịch. Công việc thú vị này cũng mang

lại cho họ thêm thu nhập để cải thiện

cuộc sống hàng ngày. Để phục vụ nhu

cầu mua sắm, người dân và du khách có

thể đến chợ Tân Hiệp nằm sát cầu cảng,

kế bên bến cá Bãi Làng. Chợ

chia làm hai phần riêng biệt, khu

trong bán nhu yếu phẩm hàng

ngày cho người dân, khu ngoài

bán hải sản và đồ lưu niệm.

Sau một vòng tìm hiểu hòn

đảo xinh đẹp, chúng tôi được

tham gia chương trình lặn ngắm

san hô và sinh vật biển. Các rạn

san hô ở khu vực biển Cù Lao

Chàm đã được các nhà khoa

học đánh giá cao và đưa vào

danh sách bảo vệ. Đặc biệt, trên Cù Lao

Chàm có nhiều bãi tắm tự nhiên rất đẹp,

hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài

nước. Không chỉ là không gian biển đảo

với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, Cù Lao

Chàm còn là nơi có nhiều sản vật từ

rừng đến biển như: các loại rau rừng,

cua đá, ốc vú nàng, các loài tôm cá…

Đến với Cù lao Chàm, nếu không

thưởng thức món mực một nắng nướng

than hồng hấp dẫn thì quả thật là một

điều đáng tiếc. Thời gian nghỉ cũng là lúc

chúng tôi thả mình trên những chiếc ghế

xếp trên bãi biển. Ngắm mặt biển xanh

và những hàng dừa soi bóng thơ mộng

ở đây khiến tôi hiểu vì sao nhiều du

khách không khỏi so sánh Cù Lao Chàm

là “Hawaii của Việt Nam”. Chẳng thế

mà, dù đã rời Cù Lao Chàm mà lòng

chúng tôi cứ man mác nhớ về biển xanh,

cát trắng, nắng vàng và phong cảnh

hoang sơ, con người thân thiện, mến

khách nơi đây cùng lời hẹn sẽ có ngày

gặp lại...

Hoa Lê

Ngắm mặt biển xanh và những hàng dừa soi bóng thơ mộng

Lặn ngắm biển ở Cù Lao Chàm

Chùa Hải Tạng