84
-
Truyền hình
N
h
ỏ...t
O
Càng ảo càng “hot”
Theo thống kê của WeAreSocial về
số người sử dụng mạng tại Việt Nam
năm 2014, với dân số hơn 92 triệu
người, có hơn 36 triệu người sử dụng
Internet, 24 triệu tài khoản Facebook
và nằm trong top 10 quốc gia đông
người sử dụng Facebook nhất thế giới,
người Việt Nam thường dành trung
bình 52 phút mỗi ngày để truy cập
Facebook. Một khảo sát cho thấy,
khung giờ từ 9 - 10 giờ; 14 - 15 giờ;
21 - 22 giờ là những thời điểm có
nhiều người đăng hình ảnh, chia sẻ
cảm xúc nhất.
Với cơn lốc mạng xã hội bùng nổ
như hiện nay, việc chứng tỏ mình trên
mạng cũng là thú vui tao nhã của một
tầng lớp không nhỏ thế hệ trẻ. Không
ít người coi cuộc sống ảo với hàng
ngàn lượt like, hàng triệu người theo
dõi chính là thước đo giá trị con người
họ. Tất cả mọi cảm xúc, hoạt động,
diễn biến tâm trạng, vui buồn, tức
giận, phẫn nộ… đều được phơi bày
trên trang cá nhân. Một tín đồ của
Facebook cho biết, anh đã dành hơn
8 tiếng/ngày cho việc lên Facebook,
thậm chí có người còn cập nhật ở tất
cả các thời điểm trong ngày. Có người
đã trở thành “cú đêm” của Facebook.
Mạng xã hội cũng đã chia cuộc
sống làm hai kiểu: ảo và thực. Chúng
ta ngồi trước máy tính, lập một trang
cá nhân, một tài khoản game hay ID
trong các diễn đàn online và bắt đầu
gây dựng một hình tượng cá nhân.
Những mối quan hệ được kết nối rộng
dần, thật đơn giản để có thể khẳng
định bản thân bằng những thông tin
hot, hành động sốc đến mức chẳng
cần biết sự ảnh hưởng đó sẽ mang lại
điều gì cho mình và cộng đồng online.
Mốt “càng ảo càng hot” đang diễn ra
và tiếc rằng được nhiều bạn trẻ tâm
đắc dùng để… tìm bạn, tìm người yêu.
Diễn giả Trần Đăng Khoa cho
rằng, hiện tượng sống “ảo” phổ biến ở
một bộ phận không nhiều trong giới
trẻ. Các hotgirl, hotboy tự phong trên
mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
không thiếu. Chuyện mượn đồ, mượn
nhà của người khác để khoe giàu,
khoe của cũng không ít. Thậm chí có
người còn quen nói dối về sự xa hoa
đến nỗi mất hết tư duy: ngồi ở TP HCM
nói đang ăn tối tại Paris, đi xe ô tô để
du lịch xuyên quốc gia…
Theo nhận định của Larry Rosen,
một nhà tâm lí học ở Cal State
Dominguez Hills, thuộc trường ĐH
California, Mỹ thì càng dùng mạng xã
hội nhiều, con người càng bị ảo tưởng.
Đối với những người có biểu hiện loạn
thần kinh, họ xem Facebook là một nơi
an toàn để tự thể hiện bản thân, hành
sống ảo
“Sống ảo” là cụm từ đã trở nên rất
quen thuộc với xã hội hiện nay. Nếu
trước đây, hai từ này chỉ dành riêng
cho giới nghệ sĩ vì họ không muốn
bộc lộ con người thật của mình trước
công chúng thì ngày nay đã trở thành
trào lưu, đặc biệt là trong giới trẻ.
Một số bạn trẻ dành thời gian, tâm trí
và cả sự đầu tư rất công phu cho
mạng xã hội mà quên rằng chúng ta
đang sống giữa đời thực.