6
VTV
Điểm
nhấn
đằng sau
Sex and the City
là stylist, nhà
tạo mẫu nổi danh Patricia Field. Với
sự nhạy cảm, tinh tế đặc biệt trong việc
nắm bắt thị hiếu khán giả, lăng xê các
khuynh hướng mới, Patricia Field đã dày
công tìm kiếm và nhào nặn thành công
một biểu tượng thời trang số 1 cho màn
ảnh nhỏ Mỹ thời điểm ấy. Bất kể nữ diễn
viên đảm nhận vai Carrie Bradshaw -
Sarah Jessica Parker - không thực sự
sắc nước hương trời nhưng khán giả vẫn
không thể rời mắt, chờ đợi mỗi tập xem
hôm nay cô ấy sẽ xuất hiện như thế nào,
với kiểu trang phục gì. Theo vòng quay
của thời trang, nhiều xu hướng nổi bật từ
Sex and the City
như đồ xuyên thấu hiện
lại trở thành mốt.
Bước sang cuối những năm 2000,
series phim
Mad Men (Gã khùng)
lại
khiến người xem phát cuồng với thời
trang thập niên 60, 70 thế kỉ trước với
váy bút chì, váy dự tiệc, những bộ vest
mà chuẩn mực đặt ở sự thanh lịch, sang
trọng, tôn tối đa vóc dáng. Từ
Mad Men
,
những giá trị thời trang mang tính cổ
điển, truyền thống được đề cao. Tuy
nhiên, đến thời hoàng kim của bộ phim
Empire (Đế chế âm nhạc)
hai năm trở lại
đây, cùng với nhân vật nữ chính Cookie,
quyền lực của các thương hiệu lớn, cách
phục sức mang đậm cá tính, màu sắc của
âm nhạc hip hop lại trở nên áp đảo.
Đối tượng khán giả trẻ tuổi là những
người tỏ ra dễ bị lôi cuốn nhất và cũng
có cách thể hiện nồng nhiệt nhất, ồn
ào nhất trước các trào lưu thời trang từ
màn ảnh nhỏ. Vì thế, những series phim
nhắm tới đối tượng này thường được
đầu tư rất chỉn chu về mặt hình ảnh với
chủ đích rõ ràng nhằm quảng bá các
thương hiệu, các khuynh hướng. Đó là
Gossip Girl
(tạm dịch
Buôn chuyện kiểu
Mỹ
) với thế giới của những chàng trai,
cô gái thượng lưu sành điệu. Lối ăn vận
từ phim một dạo (và có lẽ đến giờ vẫn
còn giá trị) được xem như là chuẩn mực
của thời trang với giới trẻ từ cách xài
hàng hiệu đẳng cấp, coi những thương
hiệu lớn là thước đo giá trị, tôn sùng nữ
trang, đặc biệt là các kiểu trang sức to
bản, sẵn sàng chơi trội để trở nên nổi bật,
(Tiếp theo trang 5)
Phim truyền hình đã...
Câu chuyện phim Việt
Nghệ sĩ Việt Nam ngày càng được đánh giá cao khi xuất hiện trước
công chúng với những bộ trang phục đẹp mắt, hợp xu hướng. Thế nhưng
xu hướng thời trang vẫn chỉ gắn với cá nhân của diễn viên trong các sự
kiện nghệ thuật chứ chưa xuất phát từ các bộ phim. Với số lượng hàng
ngàn tập phim sản xuất hàng năm phục vụ cho hàng chục kênh truyền
hình mỗi năm nhưng khó có thể kể ra bộ phim hoặc nhân vật có sức ảnh
hưởng thời trang đến công chúng. Dù nhiều bộ phim truyền hình đã tìm
đến các nhà thiết kế, công ti thời trang chăm chút
riêng như:
Công ti thời trang, Thời thanh xuân,
Cô gái xấu xí, Dốc tình
… Dưới đây là ý kiến
của những người trong cuộc về vấn đề
Vì
sao phim truyền hình Việt chưa tạo nên xu
hướng thời trang ảnh hưởng đến giới trẻ?
Stylist Yuna Kim
:
“Phim Việt không có
sự đầu tư lớn về trang phục. Do kinh phí
eo hẹp nên diễn viên thường mua đồ rẻ hoặc
mượn của các nhãn hàng, cửa hàng quen biết.
Mỗi người mỗi gu thời trang khác nhau và không
phải ai cũng có kiến thức tốt về thời trang. Do đó, trang phục diễn viên
trong phim Việt không đồng nhất và không xuất sắc”
Diễn viên Miu Lê:
“Tôi nghĩ người Việt
thường chuộng đồ ngoại nên các bộ phim, trào
lưu từ bên ngoài luôn được ưu tiên, đón nhận
ngay lập tức, cho dù chưa chắc đã hay hơn
trào lưu trong nước. Hiện nay, mới chỉ có
điện ảnh có sự chỉn chu nhất định ở tất cả
các khâu, còn truyền hình thì chưa được
như vậy”.
Phó đạo diễn Hải Anh
:
“Chi phí sản
xuất của phim truyền hình trong nước không
nhiều và thường không có khoản dành cho thời
trang, stylist của phim. Những người chịu trách
nhiệm phục trang chỉ quản lí đồ đạc, là ủi… chứ không phải là những
stylist chuyên nghiệp. Tiền cát xê của diễn viên bao gồm luôn tiền
trang phục nên nếu muốn lên hình đẹp thì họ tự
chuẩn bị. Việc các nhãn hàng tài trợ trang phục
không phải lúc nào cũng khả thi. Họ thường
chỉ tài trợ cho diễn viên chính và đôi khi
trang phục không phù hợp với tính cách,
hoàn cảnh nhân vật”.
Phương Phương (
Thực hiện
)
Stylist Yuna Kim
Diễn viên Miu Lê
Phó ĐD Hải Anh