12
Đ
ón bắt xu hướng phát triển
của truyền thông hiện đại,
trường CĐ Truyền hình đã
tạo cho sinh viên một môi
trường học tập và thực hành nghề
chuyên nghiệp, gân vơi thưc tê nhât. Để
gắn lí thuyết với thực tế và trao cho
sinh viên cơ hội thực hành xứng đáng,
trường chú trọng xây dựng các “xưởng
rèn nghề” tại chỗ: các toà soạn hội tụ
báo in, báo mạng, phát thanh và truyền
hình. Các mô hình toà soạn là nơi sinh
viên thực hành kĩ năng làm báo, sản
xuất các tác phẩm, chương trình phát
thanh, truyền hình, làm quen với đời
sống báo chí và tích luỹ kinh nghiệm để
chuẩn bị bước ra những sân chơi rộng
lớn hơn.
Mỗi tháng, sinh viên các chuyên
ngành: Báo chí, Quay phim, Kỹ thuật…
sản xuất 4 chương trình truyền hình
nội bộ, 4 chương trình Phát thanh nội
bộ, 1 tạp chí Sinh viên Truyền hình và
1 website của trường. Sinh viên được
tham gia vào toàn bộ quy trình sản xuất
với vai trò là: Đạo diễn, tổ chức sản
xuất, biên tập viên, phóng viên, quay
phim, kĩ thuật viên, dẫn chương trình …
Khi sản xuất các chương trình này, sinh
viên luôn phải đặt mình trong tư thế của
phóng viên, đạo diễn, kĩ thuật viên…
thực thụ chứ không phải là người học
việc. Áp lực về tiến độ sản xuất yêu cầu
sinh viên phải nhanh chóng vận dụng các
kiến thức và kĩ năng nghê nghiêp để hoàn
thành công việc. Kỉ luật trong qua trinh
sản xuất, áp lực cạnh tranh về chất lượng
các chương trình đã tạo cho sinh viên nề
nếp làm việc nghiêm túc, đặc biệt khơi
dậy, thúc đẩy sự sáng tạo trong sinh viên.
Địa chỉ đào tạo tin cậy
của ngành truyền hình
Thời đại công nghệ số đã làm
thay đổi cách thức sản xuất
các tác phẩm, chương trình
truyền hình, đòi hỏi những
người làm nghề phải chuyên
nghiệp, thích ứng nhanh công
nghệ hiện đại. Thực tế đó yêu
cầu công tác đào tạo phải bám
sát thực tiễn, chú trọng rèn
các kĩ năng thực hành và tư
duy nhạy bén, giúp người học
hòa nhập ngay với môi trường
sản xuất tại các cơ quan báo
chí, truyền thông. Đó cũng
chính là mục tiêu đào tạo mà
trường Cao đẳng Truyền hình
hướng tới.
Các ngành học trong trường CĐ Truyền hình đòi hỏi tính thực tiễn cao