Previous Page  36 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 36 / 92 Next Page
Page Background

36

Cuộc đời thăng trầm

của họa sĩ “điên”

Họa sĩ Hoài Nam nổi tiếng không chỉ bởi

tài năng hội họa thiên bẩm và khả năng

biến hóa xuất thần mà còn bởi lối sống

phóng khoáng. Cuộc đời ông là những

chuỗi ngày phiêu lưu, rong chơi. Ông luôn

coi mỗi ngày đều là ngày cuối cùng của

cuộc đời để không bỏ lỡ giây phút cống

hiến cho nghệ thuật và để ngao du chốn

trần gian. Người ta có thể thấy được con

người họa sĩ Hoài Nam qua những bức

họa: phóng khoáng, nhẹ nhàng, đầy tính

nhân văn nhưng đôi lúc lại quái dị và khó

hiểu. Ông tự cho rằng, mình là kẻ “điên”

nhất trần gian. Không chỉ thiết kế sân

khấu, họa sĩ Hoài Nam còn là một người

tài trong thiết kế phim, song trong giới sân

khấu, ông bị nhận xét là… khó chiều bởi

lối làm việc theo cảm hứng.

Ông còn gắn với biệt danh “ba không”:

không nhà, không tiền, không vợ con. Lí

do chính vẫn là phong cách sống nay đây

mai đó của ông. Đến cái tuổi không thể

tự mình làm được gì ông mới chọn Viện

dưỡng lão nghệ sĩ là điểm dừng chân. Mấy

chục năm hoạt động nghệ thuật, ông luôn

bận rộn với cây cọ, tay đưa ra vài đường

nét là người ta đã thấy được cái hồn của

vở kịch. Đến khi nhận được tiền thù lao,

ông lại rủ bạn bè đi đãi đằng. Chính vì thế

mà ông chẳng bao giờ có tiền. Tài sản của

ông chỉ là cây cọ, mấy bộ quần áo và một

vài vật dụng cá nhân. Tất cả đều có thể gói

gọn trong một chiếc túi xách để theo ông

trên các cuộc hành trình.

Lời thề không lấy vợ

Ngay từ khi trưởng thành, họa sĩ Hoài

Nam đã xác định cho mình một tương lai

không vợ, không con. Ông chia sẻ: “Nhiều

người thấy hoàn cảnh của tôi hiện tại cứ

trách sao ngày xưa không lập gia đình, có

con, có cháu thì giờ tôi không phải một

mình chiến đấu với tuổi già. Nhưng tôi

nghĩ là mình đã đúng, nếu có vợ

con chắc tôi không sống được

đến tuổi này. Và tôi càng không

thể cống hiến cả cuộc đời

mình cho nghệ thuật”. Gặng

hỏi lí do, ông giải thích, từ

nhỏ ông đã bị ám ảnh cảnh

cha mẹ mất sớm, mấy chị

em phải lao động nặng

nhọc để kiếm cơm từng

bữa. Trong số các anh

chị em ruột của họa sĩ,

không ai sống qua tuổi

40. Vì thế, ông nghĩ

mình cũng chỉ sống

được đến khoảng

năm 40 tuổi. Ông luôn sợ

rằng: “Nếu mình chết sớm, bỏ lại vợ cùng

đàn con bơ vơ, chẳng phải đã nhẫn tâm

làm khổ vợ con hay sao. Hơn nữa, nghề

nghiệp yêu cầu tôi phải đi thường xuyên,

nay đây mai đó, sống hôm nay không biết

ngày mai thế nào. Tôi xác định theo nghề

thì không lập gia đình được”.

Chính vì thế mà ông gạt bỏ tình yêu mà

các cô gái dành cho mình. Tuy nhiên, cũng

có lúc ông xiêu lòng. Lần đầu tiên trong

cuộc đời, ông bị vẻ đẹp thanh cao, quý

phái của người phụ nữ ấy đánh bại, làm

ông quên đi lời thề không lấy vợ. Và đó

cũng là lần duy nhất. “Ngày xưa, tôi chết

mê chết mệt cô gái ấy, nhưng vì chưa yêu

bao giờ, không quen nói chuyện với phụ

nữ nên phải mất một thời gian dài tôi mới

thể hiện được tình cảm của mình. Sau đó

thì cô ấy cũng chấp nhận tình yêu của tôi.

Hai chúng tôi đã dự định kết hôn và lên

thật nhiều kế hoạch cho tương lai. Nhưng

có lẽ do tôi cứ phải đi suốt nên cô ấy lập

gia đình với một người ngoại quốc. Mất

một khoảng thời gian dài tôi mới cân bằng

tâm lí và tiếp tục công việc của mình.

Nhìn cô ấy viên mãn với hạnh phúc của

mình, dần dần tôi cũng yên lòng”. Cũng

từ ngày đó, họa sĩ Hoài Nam chính thức

“đóng cửa trái tim”. Ông quay lại

cuộc sống, mải miết làm

và sống đời tự do.

Họa sĩ kể rằng,

từ cái ngày ông

đập đầu vào tường

để tránh sự tra khảo

của quân địch trong

nhà tù, ông ngủ được

rất ít. Những ngày này,

ban đêm ông chỉ chợp

mắt 1 - 2 tiếng, thời

gian còn lại dành để suy

nghĩ về cuộc đời và làm

thơ. Cũng nhiều khi ông

hoài niệm về mối tình đầu

tiên và duy nhất trong cuộc

đời và tự cảm thấy mình là người may

mắn nhất thế gian, bởi vừa “không phải”

lấy vợ, vừa biết yêu, vừa được ngao du

khắp thiên hạ. Nhiều người cho rằng

ông bất hạnh nhưng cho đến thời điểm

hiện tại, ông chưa một lần kêu than với

ai. Dù thế, khi đến thăm họa sĩ tại bệnh

viện, khi ông nói rằng ông đi viện được

là nhờ các khoản tiền được hỗ trợ, thi

thoảng nhờ vả người này người nọ, bạn

bè đồng nghiệp đến thăm giúp đỡ, trong

đôi mắt ông có một nỗi buồn sâu thẳm...

Hà Hương

Cuộc đời cô đơn của

họa sĩ “ba không”

Họa sĩ Đặng Hoài Nam từng được giới nghệ thuật ưu ái gọi là “phù thủy sân khấu”. Ngay cả trong đời

sống, ở ông cũng toát lên một phong cách rất lạ và “điên”, giống như các tác phẩm nghệ thuật

của mình. Ở tuổi 84, họa sĩ vẫn còn giữ nguyên được phong cách đó. Ông coi cuộc đời mình

là một chuyến đi không có điểm dừng.

VTV

Văn hóa

Giải trí

Thời trẻ, ông nổi tiếng bởi vẻ đẹp trai,

phong lưu, làm say đắm bao trái tim

phụ nữ. Vì làm họa sĩ thiết kế sân khấu

nên ông luôn phải đi theo các gánh

hát. Tại đây, không thiếu gì các cô ả

đào đẹp như tiên, giọng hát trong trẻo,

đem lòng yêu và nguyện đi theo

chàng họa sĩ tài ba, nhưng vì “không

muốn làm khổ con gái nhà người ta”,

nên ông đành chối từ những lời tỏ tình

đầy hấp dẫn.