27
vì một nền báo chí xuất sắc, bởi “báo chí
xuất sắc sẽ giúp đất nước xuất sắc”.
Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình
Phúc cũng nêu ra một loạt thách thức
của báo chí hiện nay, đặc biệt là việc sụt
giảm nguồn thu. Phát hành báo in giảm
mạnh, thị phần quảng cáo trực tuyến ở
Việt Nam phần lớn rơi vào tay doanh
nghiệp công nghệ nước ngoài:
Facebook, Google… Để đối phó với sự
suy giảm, báo chí phải chạy theo tăng
trưởng pageview bằng việc “câu view”,
tăng tần suất xuất bản thông tin tầm
phào…, đánh mất tôn chỉ, mục đích.
Hiện nay ở Việt Nam, nhiều tòa soạn
đang nhanh chóng ứng dụng công nghệ
mới vào hoạt động của mình và phát
hành đến độc giả những khai thác dữ
liệu lớn, sử dụng trí tuệ nhân tạo để gợi
ý bài viết riêng biệt theo sở thích, thói
quen của từng độc giả. Một số loại hình
công nghệ truyền thông được dự báo sẽ
rất phát triển trong tương lai gần, đó là
trí tuệ nhân tạo, phóng viên robot, trợ lí
riêng kích hoạt giọng nói, tìm kiếm hình
ảnh và thực tế ảo..., qua đó, các cơ
quan báo chí có thể nghiên cứu, áp
dụng công nghệ cao theo tình hình thực
tế. Ngoài ra, các nền tảng công nghệ
vượt trội hiện nay giúp cho báo chí có
thêm tương tác, phát triển thêm nguồn
thu, quản trị người dùng, tăng traffic cho
báo... Trước thách thức trên, Cục
trưởng Lưu Đình Phúc cho rằng, báo chí
cần phải đồng lòng, tấn công vào công
nghệ để “giành lại thế trận”.
Với nhiều câu hỏi đặt ra cho diễn đàn
lần này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông,
công nghệ thông tin và các doanh
nghiệp số chung tay góp sức vì sự phát
triển của báo chí nước nhà. Ông nhấn
mạnh: “Chúng ta phải thay đổi trước khi
công nghệ chuyển sứ mạng cho một lực
lượng thay thế khác”. Hưởng ứng lời
kêu gọi của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh
Hùng, Tập đoàn Công nghệ CMC, Cty
Yeah1 đã cam kết đồng hành cùng báo
chí trong việc tiến trình chuyển đổi số.
Trước đó, các doanh nghiệp viễn thông
đã hỗ trợ về kết nối cho báo chí điện tử.
Cũng tại diễn đàn, các đại biểu đã lắng
nghe các tham luận: Báo chí sẽ có chiến
lược nào với các thiết bị kích hoạt bằng
giọng nói, do ông Lê Quốc Minh - Phó
tổng Giám đốc TTXVN trình bày; Truyền
thông báo chí với công tác bảo đảm an
toàn, an ninh mạng, do ông Nguyễn Huy
Dũng - Cục trưởng Cục An toàn thông
tin (Bộ TT&TT) trình bày; Ứng dụng của
công nghệ MobiFone AI- Text - To -
Speech trong lĩnh vực báo chí và truyền
thông, do ông Đặng Triều Dương - Tổng
công ty viễn thông MobiFone trình bày;
Các mô hình công nghệ mới giúp cải
thiện hoạt động báo chí và kinh tế báo
chí, do ông Nguyễn Thế Tân - Tổng
giám đốc Công ty VCCorp trình bày;
Ứng dụng AI trong truyền thông hiện đại,
do ông Tào Đức Thắng - Phó tổng Giám
đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông
Quân đội (Viettel) trình bày; Xây dựng
nền tảng ứng dụng dành cho các cơ
quan báo chí Appnews Vietnam...
Diễn đàn là hoạt động mở đầu cho
Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai
đoạn 2020 - 2024 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông, với mục tiêu
hỗ trợ sự phát triển của báo chí cách
mạng Việt Nam, hòa nhập với sự phát
triển của báo chí thế giới, góp phần thực
hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát
vọng về một Việt Nam hùng cường và
vươn cao hơn nữa. Trong khuôn khổ
diễn đàn đã diễn ra lễ kí kết Bản ghi nhớ
hợp tác thực hiện Dự án “Phát triển báo
chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024” được
thực hiện giữa Trường Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý thông tin và
truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền
thông) và Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam Vinamilk. Các chương trình hoạt
động sẽ bao gồm việc tổ chức các khóa
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng
nghiệp vụ cho các nhà báo Việt Nam.
AN KHÊ
Diễn giả thuyết trình tại diễn đàn