23
đều là những trải nghiệm vô cùng quý
giá, giúp cho tâm hồn trở nên nhạy cảm
hơn, cảm xúc trở nên trọn vẹn hơn.
“Chúng tôi có thể làm được tất cả
những gì mà khán giả yêu cầu, không
phải vì quá tài năng mà vì chúng tôi đã
sống đủ đầy hơn các đồng nghiệp trẻ”
- NSƯT Chí Trung lí giải.
Nhiều ý kiến cho rằng, thập niên 60
không dễ gây chú ý bằng các đội khác
vì khách mời tham gia lớn tuổi và ít hoạt
ngôn hơn. Tân đội trưởng không quá
băn khoăn về vấn đề đó. Theo anh, mỗi
thập niên có một sứ mệnh khác nhau
và thập niên 60 sẽ là chỗ dựa cho các
thập niên khác thăng hoa. “Nếu coi
Kí
ức vui vẻ
như một ngôi nhà tráng lệ thì
thập niên 60 chính là nền móng. Khi
bước vào một ngôi nhà người ta thường
hay nhìn tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4,
tầng 5, thậm chí nhìn lên cả mái nhà.
Nhưng tất cả những tầng ấy sẽ không
đạt được hiệu quả về chất lượng, thẩm
mĩ và tiện ích nếu không có một cái
móng vững chắc. Tên gọi là
Kí ức vui
vẻ
nhưng không phải kí ức nào cũng
vui vẻ, chương trình vẫn cần có những
khoảng lặng cần thiết”.
NGƯỜI “THUYỀN TRƯỞNG” TÀI BA
Chặng đường hơn 3 năm làm Giám
đốc Nhà hát Tuổi trẻ cũng là một dấu
mốc đáng tự hào của NSƯT Chí Trung.
Điều hành Nhà hát trong thời điểm vô
vàn khó khăn, khi tất cả các nhu cầu về
xem nghệ thuật, nhu cầu về thông tin,
truyền thông đã bão hoà trên mọi
phương tiện, Chí Trung đã chứng tỏ
mình là một vị “thuyền trưởng” tài ba,
năng động và đầy nhiệt huyết. “Tôi đi cả
thế giới chưa có nghệ sĩ nước nào sung
sướng vì truyền thông phát triển cả
nhưng bắt buộc phải thích nghi và sống
cùng nó. Là giám đốc của một nhà hát
với hơn 173 nghệ sĩ, nhiệm vụ của tôi
là nuôi dưỡng những khát vọng đó
bằng số tiền nhỏ nhoi mà nhà nước bao
cấp và số lượng khán giả ít ỏi còn dành
tình yêu cho kịch nói” - anh trải lòng.
Thuộc thế hệ diễn viên đầu tiên của
Nhà hát Tuổi trẻ và cũng là người cuối
cùng thuộc thế hệ 1 rời khỏi Nhà hát khi
nghỉ hưu, Chí Trung luôn ví mình như
“nghệ sĩ già của Nhà hát Tuổi trẻ” - nơi
đã gắn liền với cuộc đời hoạt động
nghệ thuật đầy sôi nổi của anh. 41 năm
vừa qua, với sự đóng góp của nhiều thế
hệ, Nhà hát Tuổi trẻ đã tạo nên thương
hiệu mạnh với phong cách riêng đặc
sắc, tạo dựng được uy tín và sự mến
mộ với khán giả nên Chí Trung luôn
tâm niệm, nhiệm vụ của mình là phải
gìn giữ và phát huy những giá trị ấy để
chuyển giao cho thế hệ tiếp theo. Đổi
mới và cấp tiến là cách NSƯT Chí
Trung chèo lái Nhà hát Tuổi trẻ đi qua
những khó khăn. Liên tục đổi mới các
phương thức làm việc, cập nhật nhu
cầu của khán giả. Chính kịch ra chính
kịch, chính luận ra chính luận, hài kịch
ra hài kịch.
Làm lãnh đạo một đơn vị toàn
những cái tên nổi tiếng của nhiều thế
hệ như: Lê Khanh, Vân Dung, Minh
Hằng, Ngọc Huyền, Lan Hương, Thu
Quỳnh, Bảo Thanh… chưa bao giờ là
việc đơn giản. Ngay từ đầu Chí Trung
đã xác định, Nhà hát chỉ là nơi lưu giữ
phần “hồn” của nghệ sĩ còn phần “xác”
phải để cho họ đi kiếm sống. Với
những nghệ sĩ chân chính, dù có đóng
phim điện ảnh, phim truyền hình, tham
gia game show… thì sân khấu vẫn là
nơi họ muốn được diễn nhất. Vì ở đó,
cảm xúc là thật, những giọt mồ hôi,
nước mắt là thật, thậm chí cảm giác
thất bại, chết trên sân khấu cũng là
thật. Cái tài của người quản lí là biết
cách nuôi dưỡng đam mê và sử dụng
vào đúng thời điểm. Chúng ta không
nên ép các nghệ sĩ trẻ phải đi theo một
quan niệm hay khuôn mẫu giáo điều
nào đó. Cuộc sống ngày nay, có thực
mới vực được đạo” - NSƯT Chí Trung
thẳng thắn.
Sắp đến tuổi nghỉ hưu, nhìn lại
quãng đường hoạt động nghệ thuật của
mình, Chí Trung cho rằng, trên cương
vị là một nghệ sĩ, anh không có gì phải
nuối tiếc vì mỗi nghệ sĩ giống như một
bông hoa có giai đoạn khoe sắc rực rỡ,
sau đó đến lúc úa tàn. Dừng lại đúng
lúc là lựa chọn thông minh nhất. Nhưng
với cương vị quản lí, NSƯT Chí Trung
vẫn còn nhiều trăn trở, nhiều dự định
muốn thực hiện cùng Nhà hát.
THU TRANG
Bất ngờ đươc tổ chức sinh nhật tuổi 60 tại
Kí ức vui vẻ
“Quan điểm của tôi, nghệ thuật
là để phục vụ cuộc sống, sân
khấu không có khán giả thì khác
gì thánh đường không có tín đồ.
Tôi yêu cầu tất cả các nghệ sĩ
phải hướng tới khán giả và lấy
khán giả làm thước đo” - NSƯT
Chí Trung.