73
tay viết cách nay 30 - 50 năm còn
được gìn giữ như một di sản quý,
được đem ra chia sẻ, để nhân mãi lên
suối nguồn tình cảm đặc trưng cao quý
của người Việt Nam. Được xem
chương trình
Quán thanh xuân
với chủ
đề thư tay, tôi chợt phát hiện ra một
mạch ngầm tình cảm không bao giờ
vơi cạn, cũng là một giải pháp độc đáo
cho căn bệnh suy thoái tình cảm trong
thời đại công nghệ 4.0 này. Chẳng vậy
mà, nhà báo, nhà văn, dịch giả Phùng
Huy Thịnh - một cựu chiến binh đã
chia sẻ trong
Quán Thanh xuân
rằng,
những lá thư tay gửi cho nhau giữa
người lính nơi chiến trường và người
con gái nơi quê nhà tuy lãng mạn yêu
đương nhưng lại chính là nguồn sức
mạnh để người lính trở nên dũng cảm,
chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì
người mình yêu dấu, qua những lá thư
tình cảm, người lính được dựa vào Tổ
quốc phía sau, hiện hữu, đẹp đẽ, tràn
đầy yêu thương.
Thư tay thời chiến cũng không hề
riêng tư mà là nguồn lực tình cảm
chung của người lính. Trong một lần
uống trà trò chuyện với người phi công
anh hùng Nguyễn Đình Khoa, từng có
những năm tháng tuổi trẻ lẫy lừng trên
đôi cánh bạc, chiến đấu và chiến
thắng, có cả tình yêu lãng mạn như
trong những phim về tình yêu và chiến
tranh hào hùng nhất, ông đã kể với tôi
rằng, hồi những năm 70 thế kỉ trước,
khi thư của người con gái ông yêu tới
được đơn vị, ông không phải là người
đầu tiên mở thư ra đọc. Khi kết thúc
trận đánh, về cứ, lá thư đến tay ông
nhiều khi đã nhàu nát, thậm chí mờ cả
chữ vì qua tay quá nhiều người lính
trong đơn vị. Nhưng không ai cảm thấy
phiền vì điều đó. Lính xa nhà lâu ngày,
đói tình cảm hơn cả đói cơm, nên khi
có thư từ hậu phương, bất kể đó là thư
riêng tư của vợ gửi chồng, cô gái gửi
người yêu, con gửi bố, hoặc bố mẹ gửi
con, thì đến tay ai đầu tiên, người ấy
có quyền mở ra đọc, rồi truyền cho
người khác. Niềm sung sướng, hạnh
phúc không thể hưởng một mình, đã là
đồng đội thì sẵn sàng hi sinh cho nhau,
sự chia sẻ những lá thư tình cũng tiếp
thêm sức mạnh để các anh lính có thể
vững vàng chiến đấu nơi chiến trường
muôn trùng khắc nghiệt.
Thời nay, chúng ta phải chiến đấu
trong một cuộc chiến khác, tuy không
có bom rơi đạn nổ, không có đổ máu và
sự hi sinh, nhưng trong cuộc chiến với
bệnh vô cảm, với sự mất mát bào mòn
của niềm tin, của tình cảm giữa con
người với con người, cũng khốc liệt
không kém. Những nỗi đau từ xung đột
người với người vẫn diễn ra hàng ngày,
những tâm hồn người mai một, thất lạc
trong thế giới thật ngày một đông thêm
khi những dòng chữ trên không gian ảo
không hàm chứa ý nghĩa sâu nặng hay
trách nhiệm lớn lao, không là nguồn dinh
dưỡng cho tâm hồn, khi chat chit không
chuyên chở dòng sông tình cảm bền
vững… Và thư tay trở lại trong chương
trình
Quán thanh xuân
như một dấu hiệu
của sự sống ngập tràn tình cảm, mạnh
mẽ sinh khí, thì chúng ta có quyền hi
vọng vào ngày mai…
KIỀU BÍCH HẬU
Nhà báo Diễm Quỳnh cùng các khách mời trong CT
Quán thanh xuân tháng 10
Ca sĩ Tùng Dương trong CT
Quán thanh xuân tháng 10
MC Đan Lê xuất hiện trong chương trình