Previous Page  29 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 29 / 92 Next Page
Page Background

29

mỗi lần đánh dấu mười năm như vậy

có gì khác không, thưa ông?

Tôi vẫn vẹn nguyên cảm xúc khi

được cất lên lời ca tiếng hát. chỉ có

điều, sức khỏe thì không thể tốt như

cách đây hai mươi năm được nữa.

nhưng tôi đã chuẩn bị chu đáo tất cả,

từ sức khỏe cho đến cảm xúc để mong

muốn sự kiện lần này là một dấu mốc

đẹp trong cuộc đời hoạt động nghệ

thuật của tôi.

Thế hệ âm nhạc chính thống

đương đại ngày nay có không ít

những ngôi sao trưởng thành như:

Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn,

Lan Anh, Tân Nhàn, Khánh Linh... Với

tư cách là một người thầy, nhìn một

cách khách quan, ông có nhận xét gì

về lớp học trò mà ông đã dìu dắt?

Đó là những nghệ sĩ, ca sĩ đang

được khán giả yêu thích, các em đều là

những sinh viên xuất sắc được đào tạo

cơ bản trong ngôi trường lớn - học viện

Âm nhạc Quốc gia Việt nam. họ được

đào tạo cơ bản về kĩ thuật thanh nhạc

và các bộ môn thanh nhạc cơ bản. sự

học hỏi về lịch sử của các ca khúc cũng

như học hỏi kinh nghiệm những người

làm nghề của nhiều thế hệ đã giúp các

em hát có hồn, hài hoà, phù hợp với

thời đại. Tôi nghĩ, đây là lớp nghệ sĩ kế

tiếp rất xứng đáng các bậc cha chú đi

trước trong dòng nhạc cách mạng.

Với những kinh nghiệm của

mình trong suốt những năm tháng

cống hiến cho sự nghiệp ca hát. Ông

có lời khuyên nào dành cho thế

hệ trẻ khi họ muốn sống trọn với

đam mê?

Tôi vẫn luôn dạy và nhắc nhở các

thế hệ học trò của mình và đó cũng là

những lời khuyên cho tất cả những ai

đang theo đuổi con đường ca hát

chuyên nghiệp: Trước tiên, các bạn

phải có niềm đam mê thực sự, dù ở bất

cứ phương diện nào, dòng nhạc nào,

các em cũng phải chuyên nghiệp hoá

tiếng hát của mình. Kể cả các em là học

sinh, sinh viên của các trường đào tạo

chuyên nghiệp, hay các em chưa có

điều kiện tham gia theo học ở các trung

tâm đào tạo thanh nhạc. Đặc biệt, các

em phải luôn luôn nghiêm túc trong việc

học, học hỏi từ đàn anh, đàn chị đi

trước về những điều cơ bản. Quan

trọng nhất là phải biết mình hát gì và

hát cho ai nghe.

Trong live show

hãy đến với

anh

lần này, những học trò nào của

ông sẽ tham gia để đưa đến cho khán

giả một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn?

Trong liveshow

H

ã

y đến với anh,

khách mời chủ yếu phần lớn là những

học trò của tôi. Mỗi người có một phong

cách riêng, song sẽ được hoà trộn với

nhau để tạo nên một sản phẩm nghệ

thuật, một bữa tiệc thịnh soạn trong âm

nhạc. Thầy trò chúng tôi đã bàn bạc,

phân công cụ thể những phần riêng và

phần chung vì mục đích chung là sẽ

cháy hết mình trong live show và “bùng

cháy” thật nhiều các ca khúc. hi vọng

sẽ lấy trọn cảm xúc của khán giả.

Giữa cương vị là một người

thầy và một nghệ sĩ, nếu phải lựa

chọn, ông sẽ chọn cương vị nào?

cuộc đời ca hát của tôi được chia ra

rất nhiều giai đoạn. 8 năm đầu là công

nhân vùng than Quảng ninh, đó là tiếng

hát của người thợ. 2 năm cõng ba lô

vào chiến trường hát cho những người

lính và thanh niên xung phong nghe, đó

là tiếng hát của người lính. 8 năm học

tại nhạc viện hà nội, vừa đi học vừa đi

hát, đó là tiếng hát của sinh viên. 8 năm

là nghệ sĩ của nhà hát ca múa nhạc

Việt nam, rồi cuối cùng trở về là cương

vị của người thầy dạy hát. Từ khi trở về

với ngôi trường đã đào tạo ra tôi để làm

ông thầy dạy hát, tôi luôn đau đáu một

điều: Làm sao và làm thế nào để tổ

chức thật nhiều các đêm diễn để sát

cánh cùng học trò và mong mọi điều tốt

đẹp đến với các em.

Xin cảm ơn ông!

hà hươnG

(Thực hiện)

tôi đã đi khắp các vùng miền

của tổ quốc nhưng tôi luôn tự

hào khi mình là một công

nhân của vùng mỏ Quảng

ninh, cái nôi đã nuôi tôi khôn

lớn, trưởng thành và đã trở

thành một nghệ sĩ. nói cách

khác, không có những ngày

làm “thợ mỏ” thì sẽ không có

Quang thọ của ngày hôm nay.