Table of Contents Table of Contents
Previous Page  67 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 67 / 92 Next Page
Page Background

67

nhiên mà

RuPaul’s Drag Race

hay một

chương trình cũng dành cho giới tính đặc

biệt khác do Netflix sản xuất -

Queer Eye

(tạm dịch Bộ năm tuyệt vời) - lại thu hút

đến vậy. Đó là vì không khí cởi mở hoàn

toàn khác biệt với những gì khán giả quen

thấy ở các chương trình truyền hình thực

tế.

Queer Eye

là góc nhìn thời thượng,

quyến rũ, hiện đại, còn

RuPaul’s Drag

Race

là cả một thế giới lộng lẫy, phù

phiếm, tràn ngập những tình huống kịch

tính, xung đột, đấu đá, đối đáp chẳng hề

kiêng nể. Mỗi “drag queen” đều có câu

chuyện riêng, xuất phát điểm chẳng ai

giống ai nhưng họ đều bước vào với vị

thế “nữ hoàng”, đều có đam mê sáng tạo,

muốn làm nên những phiên bản mới cho

bản thân bằng chính năng lực của mình.

Là linh hồn của chương trình, RuPaul sẵn

sàng kiêm nhiệm nhiều vai trò, từ dẫn dắt,

giám khảo, cố vấn, thị phạm… Hình ảnh

RuPaul gợi nhiều liên tưởng đến Tyra

Banks không chỉ trong cách siêu mẫu tạo

nên thương hiệu của mình ở

America’s

Next Top Model

mà cả ở hàng loạt những

sáng tạo về ngôn ngữ, về phong cách

biểu diễn, chụp hình dành riêng cho

chương trình. Những sáng tạo ấy đôi khi

mang đến tiếng cười thú vị, thể hiện cách

chơi chữ thú vị, tuy nhiên, cũng có khi quá

đà tạo nên nhiều phản ứng trái chiều.

RuPaul nhiều lần được vinh danh cùng

chương trình với đóng góp tích cực cho

việc tạo nên sự bình đẳng giới trên màn

ảnh nhỏ, dẫu vậy, cuộc thi cũng có những

giới hạn nhất định tạo nên luồng tranh cãi

dữ dội. RuPaul dù vẫn chào đón một số

thí sinh chuyển giới tham gia nhưng ông

cũng nhận định rằng, việc chuyển giới

RuPaul muốn cổ vũ cho sự khác biệt, dị biệt

để dù là ai cũng có thể tự tin thể hiện bản

thân. Với sự xuất hiện và tài năng của

những người như RuPaul, “drag queen” trở

thành cộng đồng tràn đầy năng lượng, đam

mê, sáng tạo với những con người vượt lên

trên sự mặc định của số phận về giới tính

để thỏa sức bay bổng, chinh phục những

giới hạn.

Các thí sinh của

RuPaul’s Drag Race

(kèm theo những thay đổi về hình thể)

khiến cho giá trị thực sự của nghệ thuật

hóa trang thành nữ giới phần nào trở nên

kém thuyết phục, đồng thời làm sai lệch

format, ý tưởng ban đầu.

Sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của

RuPaul bên cạnh rất nhiều giải thưởng

còn được lưu lại với dấu ấn đáng nhớ -

ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng. Trong

chương trình, RuPaul luôn khuyến khích

thí sinh sống thật với chính mình. Ngoài

đời, chủ nhân của 4 giải Emmy cũng là

một người có quan điểm phóng khoáng,

dù người khác có gọi ông bằng giới tính

nào, cái tên nào cũng chẳng khiến ông

phiền lòng. Trước thời điểm chương trình

của RuPaul xuất hiện, ai mà tin được một

cuộc thi màu mè, ồn ào dành cho “drag

queen” lại được đón nhận nồng nhiệt như

vậy, được các giám khảo chuyên môn

yêu thích, tôn vinh suốt nhiều mùa. Ngoài

phiên bản Mỹ vốn đang đình đám,

RuPaul’s Drag Race

chuẩn bị được thực

hiện tại Canada, Anh, Chile… Thái Lan là

quốc gia châu Á được dự đoán sẽ đưa

chương trình này trở nên rất ăn khách bởi

chủ đề giới tính, giả gái, hóa trang và…

làm “lố” trên sân khấu vốn là sở trường

của ngành truyền hình xứ sở Chùa Vàng.

THÙY AN

(Theo Hollywoodreporter)