51
fanpage chính thức của Thời sự). Dù
quãng đường di chuyển gặp mưa gió
rất lớn, nhưng khi đến các địa điểm tác
nghiệp, mưa lại có phần giảm khiến cho
việc ghi hình cũng không bị ảnh hưởng
nhiều. Ví dụ khi ở Nghệ An, làm việc tại
các khu neo đậu, tôi đã thông tin được
tình hình neo đậu tàu thuyền của địa
phương này trước thời điểm bão vào.
Ngay trong tối hôm đó, khi di chuyển
đến Hà T nh, thấy trời nổi gió rất mạnh,
cây cối chao đảo, tôi phải cập nhật ngay
hiện tượng này, bởi đây là hiện tượng
cho thấy cơn bão đang rất gần đất liền.
Sáng ngày hôm sau, khi di chuyển
ngược về Thanh Hóa, mưa lớn khiến
đường phố trong khu vực thành phố
ngập sâu, ngay lập tức tôi lại livestream.
Đây là toàn bộ quá trình tác nghiệp
trong khoảng thời gian ngắn ngủi của
đoàn công tác. Việc livestream hoàn
toàn sử dụng bằng thiết bị điện thoại di
động trong khoảng 15 - 20 phút nên tôi
khá chủ động trong việc đưa tin, và việc
livestream nhận được lượng tương tác,
theo dõi rất lớn của khán giả. Một điều
khiến tôi rất tiếc là ở Kỳ Anh, Hà T nh,
rất nhiều căn nhà sập do mưa bão số 4
nhưng tôi đã không thể đưa tin trực tiếp
lên các nền tảng số vì tại khu vực này
bị mất sóng điện thoại, không kết nối
được 3G.
Được biết, đây là chuyến “đi
bão” đầu tiên trong mùa bão năm
nay, bạn có kỉ niệm gì đặc biệt về
chuyến đi này? Không biết Quỳnh
Hoa đã trải qua bao nhiêu mùa
bão rồi?
Tôi đã trải qua 5 mùa bão rồi, nhưng
các mùa bão trước tôi thường là người
trực bản tin lên sóng tại nhà, lên hình
các bản tin phân tích, cảnh báo nhanh
1 tiếng/lần, kể cả là ban đêm. Đây là
mùa bão đầu tiên tôi được ra hiện
trường. Được “đi bão” khiến tôi có cái
nhìn trực quan, cảm nhận được rõ rệt
các biểu hiện thời tiết, các tác động của
cơn bão: gió giật rít mạnh ra sao, mưa
xối xả đến mức nào, và biết được
những hậu quả của bão rất nặng nề đối
với đời sống người dân. Để từ những
cảm nhận trực quan sinh động này,
chúng tôi có thể đưa vào các bản tin
những khuyến cáo, cảnh báo đúng với
thực tế của các địa phương và đưa đến
cho người dân những k năng thoát
hiểm, phòng chống thiên tai kịp thời.
Theo bạn, phóng viên tác
nghiệp về thiên tai cần trang bị cho
mình những kĩ năng quan trọng nào?
Theo tôi, k năng quan trọng nhất là
phải đảm bảo an toàn cho chính bản
thân mình khi mình đang tác nghiệp ở
một nơi có thời tiết mưa gió nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng rất cần sự quan sát
nhanh nhạy, biết cách khai thác thông
tin tại hiện trường để đưa tin một cách
nhanh chóng nhất, và tác phong cũng
cần phải nhanh nhẹn nữa. Và mỗi
chuyến đi thực tế sẽ càng bồi dưỡng
thêm cho phóng viên những kinh
nghiệm, k năng cần thiết. Đó là k năng
tại hiện trường, còn về mặt kiến thức thì
phải trau dồi liên tục. Có rất nhiều thuật
ngữ khoa học mà không phải phóng
viên nào cũng dễ dàng nắm bắt được,
làm sao để biến những khái niệm khí
tượng thủy văn rất chuyên ngành đó trở
nên gần gũi, dễ hiểu cho tất cả các đối
tượng khán giả là một thử thách lớn.
Phóng viên đưa tin về thiên tai luôn cần
phải học cách giải thích tốt hơn nữa
những thuật ngữ khoa học để mọi
người dân có thể hiểu được. Tất cả đều
vì mục tiêu quan trọng là thay đổi, nâng
cao nhận thức của mọi người về thảm
hoạ, thiên tai; những biện pháp ứng
phó hay cách thoát khỏi các mối hiểm
nguy... Có như vậy, người dân mới
đánh giá được đúng mức các cảnh báo
và biết cách bảo vệ mình. Không có chỗ
cho sự chủ quan khi thiên tai ập đến.
Sau thảm hoạ, luôn có những bài học,
kinh nghiệm cần rút ra nhưng sẽ tốt biết
bao nếu không phải trả giá bằng tính
mạng con người.
Cám ơn Quỳnh Hoa!
MAI CHI
(Thực hiện)
Cảnh tác nghiệp tại cơn bão số 4 về tình trạng neo đậu thuyền của ngư dân
Quỳnh Hoa tận mắt chứng kiến những thiệt hại
nặng nề của người dân vùng bão
BTV Quỳnh Hoa đã có 5 mùa trực bão
BTV Quỳnh Hoa tại hiện trường bão số 4