Table of Contents Table of Contents
Previous Page  69 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 69 / 92 Next Page
Page Background

69

thành tâm điểm chỉ trích khi không

kiểm soát được sự cố sân khấu nổi

tiếng năm 2017 với việc công bố nhầm

giải Oscar Phim hay nhất. Lỗi nghiệp

vụ của Jimmy Kimmel khi đó là đã để

mất vai trò điều khiển đẩy chương

trình đến sự rối loạn, lúng túng cho tất

cả mọi người. Dù rằng đến năm 2018

Jimmy Kimmel vẫn tiếp tục được đề

nghị trở lại dẫn dắt và hoàn thành một

cách an toàn công việc thì vẫn không

cứu vãn được tỉ lệ khán giả ngày một

đi xuống. Tuy nhiên, “thảm họa” của

các lễ trao giải chứ không riêng gì

Oscar thuộc về cặp đôi trai tài gái sắc

Anne Hathaway và James Franco khi

thể hiện sự thiếu duyên, thiếu ăn ý đến

mức như thể bị ép lên sân khấu. Với lễ

trao giải Primetime Emmy, trong nỗ lực

mang đến sự mới mẻ, ban tổ chức

từng có quyết định mà đến giờ bị xem

là thảm họa: trao vai trò dẫn dắt cho

một nhóm nghệ sĩ bao gồm toàn

những MC có tiếng như: Tom Bergeron,

Heidi Klum, Ryan Seacrest… Năm

2008 trở thành một trong những lễ trao

giải bị chỉ trích nhất về chất lượng và

có số lượng khán giả thấp kỉ lục. Năm

2018 vừa qua cũng góp tên thêm vào

danh sách kỉ lục đáng buồn về tỉ lệ

người xem với sự dẫn dắt của cặp đôi

Colin Jost và Michael Che chỉ với 10.2

triệu lượt xem trực tiếp.

Anne Hathaway và James Franco bị chê là thảm họa của Oscar

Jimmy Kimmel gặp phải sự cố để đời với việc công bố nhầm

giải thưởng Phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar năm 2017

Không thể trút hết trách nhiệm lôi

kéo khán giả cho người dẫn bởi thực

tế sức hút của các lễ trao giải phụ

thuộc rất nhiều vào những tác phẩm

dự thi, nghệ sĩ tranh giải. Sự lên ngôi

của phim độc lập, phim kinh phí thấp,

kén khán giả hay các diễn viên cựu

trào những năm gần đây rõ ràng ảnh

hưởng không nhỏ đến việc truyền

thông, quảng bá cho Oscar. Trong

trường hợp của Primetime Emmy, sự

thống trị của một số ứng cử viên quá

mạnh cũng khiến cuộc đua dễ dự

đoán, thiếu bất ngờ, qua đó góp phần

làm bớt đi sự hào hứng theo dõi. Ngoài

ra, sự sụt giảm số lượng người xem

của truyền hình truyền thống như là xu

thế khó tránh trước sự cạnh tranh, chia

sẻ từ các cách thức tiếp cận khác trong

thời đại số.

Một câu hỏi đặt ra là tình trạng

không có người dẫn liệu chỉ là giải

pháp nhất thời hay sẽ trở thành xu

hướng của các lễ trao giải. Oscar có 5

lần trong suốt lịch sử thiếu vắng vị trí

này. Primetime Emmy 4 lần, Grammy

(lễ trao giải thưởng âm nhạc) 8 lần và

Tony (giải sân khấu) cũng từng 6 lần

không có MC... Sẽ không quá khó để

xây dựng kịch bản mạch lạc, chặt chẽ,

đủ hấp dẫn mà không cần người dẫn.

Bởi bản thân các tiết mục trình diễn,

các ngôi sao đảm nhận vai trò khách

mời đã luôn biết cách kết nối chương

trình. Nhưng phần trình diễn của MC

vẫn như “đặc sản” được chờ đợi với

những phần độc thoại hài hước, châm

biếm sâu sắc, những màn tấu hài, hóa

thân vui nhộn... Họ cũng được ví như

gương mặt đại diện, quảng bá cho mỗi

mùa giải thưởng. Hành trình hàng chục

năm của các lễ trao giải khiến cho nỗ

lực sáng tạo của người dẫn trở nên rất

khó khăn, có khi bị ví như “cơn ác

mộng”, vì thế có lẽ sự vắng mặt tạm

thời sẽ tạo nên khoảng nghỉ thích hợp

để tất cả cùng có sự chuẩn bị tốt hơn

nếu tiếp tục trở lại.

TUẤN PHONG

(Theo Billboard)