67
M
ột trường hợp khác cũng nổi tiếng
trên mạng xã hội nhờ bão lũ là nữ
phóng viên Julie Wilson của Đài ABC,
người được tuyên dương bởi lòng dũng
cảm, xả thân vì đã cứu một chú chó
trong cơn lũ. Tháng 9/2018, cơn bão
siêu mạnh Florence đổ bộ vào Bắc
Carolina (Mỹ), gây xáo trộn lớn cho
cuộc sống người dân những vùng bão
đi qua. Bão Florence được liệt vào siêu
bão cấp 1, cơn bão “nguy hiểm nhất
trong lịch sử Carolina” với sức gió lên
đến 145 km/h, gây mưa lớn và ngập lụt,
khiến nhiều người mắc kẹt chờ được
giải cứu. Thậm chí, chỉ trong vài giây,
nước đã ngập đến thắt lưng người đi
đường. Trong khi các đồng nghiệp của
các đài truyền hình đến tác nghiệp tại
Carolina đều khẩn trương đưa tin rồi
nhanh chóng rời khỏi hiện trường thì
vào lúc mưa to, gió lớn, Julie Wilson
bỗng nhiên dừng lại, hỗ trợ một người
dân cứu một chú chó becgie khỏi khu
vực ngập nước. Khi ấy, Julie Wilson
đang trực tiếp livestream cho
trang Facebook của ABC để
phản ánh về ảnh hưởng của
cơn bão ở New Bern, North
Carolina, cô tình cờ nhìn thấy
một người phụ nữ đang loay hoay cứu
con chó của mình khỏi dòng nước ngập
đến đầu gối. Dù đang livestream nhưng
Wilson vẫn quay lại hỏi người phụ nữ:
“Chị có cảm thấy an toàn không? Có lẽ
hơi nguy hiểm”. “Đó là con chó chữa
bệnh tâm lí cho con gái tôi. Tôi không có
cách nào khác. Nó đang bị thương” -
người phụ nữ đáp. Thấy vậy, Wilson đã
lội nước đến hỗ trợ người phụ nữ và ôm
chú chó một quãng dài đến nơi an toàn.
Vì đang livestream trực tiếp trên
Facebook nên hành động của Wilson
lan truyền nhanh chóng trên mạng xã
hội. Cô được cộng đồng mạng khen
ngợi vì hành động thương người và rất
dũng cảm.
M
ike Seidel lại nổi tiếng theo hướng
ngược lại. Trong cơn bão Florence
(9/2018), nam phóng viên của kênh
truyền hình thời tiết Weather Channel
đã bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt
vì hành động “diễn kịch” trên sóng
truyền hình trực tiếp. Trên bản tin phát
sóng ngày 14/9, khi Seidel đang đưa tin
về bão Florence tại thành phố
Wilmington, bang North Carolina, khán
giả dường như phần nào cảm nhận
được sức mạnh của gió bão khi anh
vừa cập nhật tình hình thiên tai vừa ghì
chân, lắc lư người như cố chống lại gió
lớn. Tuy nhiên, chỉ ít giây sau, có hai
người đàn ông đi ngang phía sau lưng
Seidel và lọt vào khung hình. Họ đi lại
thong thả như không hề có bão đi qua.
Hình ảnh này khiến cư dân mạng chỉ
trích dữ dội rằng Seidel “diễn kịch thái
quá” và thực tế, nơi anh đứng không có
gió mạnh như những hành động anh
thể hiện trước camera. Đoạn video ghi
lại cảnh tượng này được một người
dùng Twitter đăng tải, thu hút hơn
600.000 lượt thích và được chia sẻ lại
tới hơn 230.000 lần kèm theo nhiều chú
thích như: “Thật buồn cười! Anh ấy
đang cố giữ lấy mạng sống của mình
trong khi hai người phía sau ung dung
bước qua” hay “Giải Oscar hài hước đã
thuộc về anh ấy”… Kênh Weather
Channel sau đó đã đưa ra thông cáo
biện minh cho phóng viên của mình
rằng anh đang bị kiệt sức sau nhiều
ngày tác nghiệp nơi tâm bão. Mặc dầu
vậy, Mike Seidel vẫn trở thành đề tài bị
chế nhạo trong suốt thời gian xảy ra
cơn bão.
KIM NGÂN
(Theo
RT.com,ABC News, Florence)
Việc phóng viên tác nghiệp trong điều kiện thời tiết xấu không phải là hiếm hoi,
tuy nhiên, sau mỗi cơn bão, luôn có không ít câu chuyện hậu trường tác nghiệp
đầy thú vị. Từng có một làn sóng ý kiến trên mạng xã hội Twitters cho rằng, các
hãng truyền thông không nên bất chấp bão lũ, đưa phóng viên đến tác nghiệp tại
nơi quá nguy hiểm chỉ vì muốn tăng ratings cho chương trình. Tuy vậy, khi được
đưa ra câu hỏi: “Tại sao các anh chọn đưa tin tại nơi nguy hiểm trong khi lại cảnh
báo mọi người cần cẩn thận tránh xa chốn đó?” Mark Strassmann, phóng viên
thường trú của CBS News có 25 năm kinh nghiệm đưa tin về bão lũ trả lời: “Nếu
họ không trực tiếp nhìn thấy nguy hiểm thì họ sẽ chẳng bao giờ biết sợ”.
Phóng viên Mike Seidel bị chỉ trích vì diễn thái quá trên sóng truyền hình
Phóng viên Julie Wilson cứu nguy
cho một chú chó khỏi nơi nước ngập