Previous Page  49 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 92 Next Page
Page Background

49

dục của Đài THVN” cho thấy, quan

điểm của khán giả về điểm hạn chế

nhất của các chương trình khoa học,

giáo dục trên VTV chính là hình thức

thể hiện (37,4%), sau đó mới đến thời

gian phát sóng và nội dung chương

trình (27,2%). Qua nghiên cứu, có 4

yếu tố cốt lõi để duy trì sự hấp dẫn của

thể loại chương trình khoa học, giáo

dục, bao gồm:

- Tính thời sự

- Tính chân thực

- Sự mới lạ trong cách khai thác và

thể hiện câu chuyện

- Hình ảnh độc đáo, đẹp

Trong 4 yếu tố trên, tính “thời sự và

chân thực” là thước đo giá trị độ hấp

dẫn của một chương trình khoa học

giáo dục. Trên các kênh National

Geographic, Discovery, BBC…, khán

giả thường xuyên được cập nhật

những bộ phim về các đề tài thời sự

như: sự kiện và nhân vật đương đại có

tầm ảnh hưởng, hiện tượng thiên

nhiên kì thú vừa xảy ra; công trình kiến

trúc hay những trận thiên tai; sự

chuyển biến trong đời sống hàng

ngày… Sự nhanh nhạy trong việc xử

lí, phản ánh thông tin và thiết lập ý

tưởng cho một bộ phim tài liệu khoa

học đòi hỏi các nhà làm phim phải có

kiến thức chuyên sâu và góc nhìn đa

chiều để mang tới khán giả những tác

phẩm vừa mang tính thời sự vừa đảm

bảo tính chân thực của vấn đề.

Bên cạnh đó, cách khai thác câu

chuyện, nhân vật và đặc biệt là cách

kể chuyện trong các chương trình

khoa giáo cũng cần phải thay đổi. Ví

dụ, ở Việt Nam, khi làm về một nhân

vật thường làm theo kiểu chân dung.

Nhưng với Discovery, phim phải là

một câu chuyện xâu chuỗi các nhân

vật với nhau. Giả sử, khi muốn nói

về nhân vật A, đạo diễn phải có câu

chuyện về nhân vật đó và xoay

quanh A có vài nhân vật khác nữa để

bổ sung.

Sử dụng mạng xã hội để nâng

cao hiệu quả phát sóng

Hiện nay, quỹ thời gian người trẻ

dành cho mạng xã hội ngày càng tăng,

thậm chí còn nhiều hơn thời gian xem

truyền hình. Những chương trình hay,

đặc sắc phải được giới thiệu, quảng

bá trên các mạng xã hội như: Youtube,

Facebook, Instagram, Zalo… để nhiều

người biết và đón xem.

Cũng theo kết quả khảo sát nói trên

của Ban Khoa giáo, 71% số khán giả

mong muốn các chương trình khoa

học - giáo dục nên phát trên VTV và

đưa lên mạng xã hội cho nhiều người

tiếp cận. Tuy nhiên, khi thực hiện việc

này phải xác định, mạng xã hội có vai

trò bổ trợ và xây dựng mối quan hệ

giữa khán giả và kênh truyền hình, là

một công cụ mạnh trong việc tiếp thị

và xây dựng thương hiệu. Để có được

sự trung thành, niềm tin của khán giả,

phải đảm bảo bản chất bên trong

thương hiệu đó luôn tốt, đó là việc sản

xuất ra những nội dung chương trình

khoa học - giáo dục hay, hấp dẫn, độc

đáo. Vì vậy, để sử dụng công cụ mạng

xã hội một cách hiệu quả, không nên

chỉ dựa vào việc tăng số lượng khán

giả kết nối với kênh mạng xã hội, mà

phải có chiến lược xây dựng phát triển

nội dung trên ti vi truyền thống tốt.

Trịnh Quốc Đông

Theo kết quả một cuộc khảo sát do

VTV2 thực hiện thời gian gần đây, điểm

hạn chế nhất của các chương trình

khoa học - giáo dục trên VTV nói chung

và VTV2 nói riêng chính là hình thức

thể hiện (37,4

%

), sau đó mới đến thời

gian phát sóng và nội dung chương

trình (27,2

%

).

Tác nghiệp CT Robocon

Ghi hình CT Nông nghiệp