48
Phía sau màn hình
Tạo thêm giá
trị gia tăng
Hơn 30 năm
trước, các chương
trình khoa học,
giáo dục trên VTV
sản xuất xuất chỉ
với mục đích “phổ
biến kiến thức”.
Hiện nay, nếu các chương trình khoa
giáo chỉ dừng ở mức phổ biến kiến
thức đơn thuần sẽ bất lợi so với nhiều
chương trình mang tính giải trí, tin tức.
Khán giả bây giờ muốn xem một
chương trình khoa học giáo dục “hấp
dẫn, bổ ích và thiết thực”. Để thay đổi
được điều này nhằm tăng giá trị gia
tăng cho sản phẩm truyền hình, cần
phải xây dựng quy trình sản xuất mới.
Trong quy trình đó, phóng viên không
thể hoàn toàn quyết định được, nếu
không có hệ thống đầu mũ chương
trình mang tính hệ thống và liên kết.
Nếu các đầu mũ chương trình có tính
nhất quán, giao thoa thì việc tạo định
hướng sản xuất để khai thác và tăng
giá trị sử dụng tư liệu đề tài mà phóng
viên sản xuất mới khả thi. Ngược lại,
nếu các đầu mũ chương trình mang
tính lẻ tẻ, rời rạc, thiếu liên kết thì sẽ
khó có thể tận dụng tư liệu sản xuất và
tạo “giá trị gia tăng” khi các phóng viên
đi sản xuất. Cùng một lượng công
sức, thời gian cũng như chi phí sản
xuất, chúng ta có thể khai thác và tạo
ra nhiều sản phẩm. Cùng một đề tài,
phóng viên có thể chủ động tiếp cận
dưới nhiều góc độ, chọn nhiều cách
thể hiện để có thể làm ra nhiều sản
phẩm trên nền tảng số khác như của
VTV như: fanpage,
vtv.vn, vtvgo…
Nâng cao “tuổi thọ”
của chương trình
Có thể thấy rõ, một chương trình
có tần suất phát sóng cao sẽ tiết kiệm
được chi phí sản xuất. Ngược lại, một
chương trình sau khi sản xuất chỉ
được phát sóng một vài lần sẽ lãng
phí nhân lực và chi phí tổ chức thực
hiện khâu tiền kì. Trên thực tế, những
kiến thức về khoa
học tự nhiên, khoa
học xã hội… là
những kiến thức
không biến động,
hoặc ít thay đổi
theo thời gian. Ví
dụ, những kiến
thức về thiên
nhiên, thảm họa thiên tai như bão,
lũ… và các kĩ năng ứng phó là những
chương trình có thể được phát đi phát
lại trong nhiều năm. Thể loại để truyền
tải chính cho dạng chương trình này
là: phim tài liệu khoa học, phim tài liệu
cuộc sống, video clip khoa học… Năm
2015 - 2016, tỉ lệ phát sóng các
chương trình này trên kênh VTV2
khoảng 8 đến 10%. Nếu so sánh với
các kênh truyền hình tương đồng về
chức năng như trên kênh Discovery
thì đây là tỉ lệ khá khiêm tốn.
Tính chân thực -
thước đo độ hấp dẫn
Theo kết quả khảo sát với 1.481
khán giả trên cả nước, trong đề tài
khoa học được VTV2 thực hiện: “Nâng
cao chất lượng sản xuất và hiệu quả
phát các chương trình Khoa học Giáo
Hướng đi mới cho các chương trình
khoa học - giáo dục
Truyền hình hiện đại đang có những sự dịch chuyển mạnh mẽ về nội
dung và cách thức phát sóng trên truyền hình truyền thống và
các nền tảng số. Các chương trình khoa học, giáo dục phải tính
tới việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Tác nghiệp CT Văn hóa lịch sử