5
nghĩa cho sự hi sinh đó”. Với cảm xúc
ấy, cầu truyền hình lần này đã được
đặt tên chương trình là
Dáng đứng Việt
Nam
, một dáng đứng được tạo nên bởi
sự hi sinh bất tử của các thế hệ người
Việt Nam và cũng là sự hi sinh của các
bà mẹ, của các gia đình.
Những câu chuyện
lần đầu được kể
Cầu truyền hình
Dáng đứng Việt
Nam
sẽ có những tiết mục văn nghệ
đặc sắc được dàn dựng công phu với
sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi.
Bên cạnh đó là nhiều câu chuyện xúc
động lần đầu tiên được kể. Hơn 20
phóng sự đã được các PV, BTV thực
hiện trong nhiều tháng trời. Các phóng
viên đã đi và tìm đến các nhân vật, gặp
gỡ nhiều gia đình thương bệnh binh để
có được chất liệu chân thực nhất, có
những câu chuyện lần đầu tiên sẽ được
kể trong cầu truyền hình lần này.
Đó là câu chuyện về liệt sỹ, sinh
viên Nguyễn Kỳ Sơn - người đã hi sinh
trong trận đánh ác liệt kéo dài 81 ngày
tại Thành cổ Quảng Trị. Năm 1969,
Nguyễn Kỳ Sơn thi đại học và đủ điểm
đi học tại nước ngoài nhưng anh đã
chọn ở lại. Tháng 9/1971, khi đang là
sinh viên năm thứ hai khoa Thuỷ công,
Học viện Thuỷ lợi, anh viết thư tình
nguyện đi bộ đội. Trong cuốn nhật kí
bằng thơ của mình, Nguyễn Kỳ Sơn tự
hào:
Tuổi 18 lên đường đánh Mỹ/Vui
gì hơn anh lính tân binh/Mũ sáng soi
miệng cười chúm chím/Ánh hào quang
tỏa sáng niềm tin
. Quảng Trị mùa hè
đỏ lửa năm 1972, đơn vị Nguyễn Kỳ
Sơn chốt giữ trong thành cổ. Ngày
19/8/1972, sáu ngày trước lúc hi sinh,
anh viết: “Ngày mai tôi giáp trận. Rất
có thể tôi sẽ ngã xuống. Không can gì,
đấu tranh là phải đổ máu, có máu mới
có màu đỏ, có chiến thắng. Không sợ
chết, không sợ hi sinh, gian khổ. Cuộc
đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”.
Sau gần 40 năm tìm kiếm, đến năm
2011, gia đình và đồng đội mới tìm
được hài cốt của anh.
Cũng trong cầu truyền hình lần này,
khán giả sẽ được nghe câu chuyện của
hai bà mẹ Quảng Bình đã đợi con 30
năm dù con họ đã hi sinh trong trận
chiến bảo vệ vùng đảo của Tổ quốc.
Trong sự khốc liệt của chiến tranh, bên
cạnh sự hi sinh, mất mát vẫn có những
giây phút xúc động của tình yêu. Mối
tình dang dở trong chiến tranh của liệt
sỹ Đỗ Ngọc Lâm (quê ở Hải Dương,
đơn vị Đại đội 506B, tiểu đoàn 704
đặc công Quảng Ngãi, hi sinh ngày
17/10/1974 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi,
hiện gia đình vẫn chưa tìm thấy mộ của
liệt sỹ) với cô y tá Đặng Ngọc Cẩm
(năm nay 70 tuổi, quê ở Tịnh Hiệp,
Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là một câu
chuyện như vậy. Trong thời gian chiến
đấu tại Quảng Ngãi, năm 1972, anh Đỗ
Ngọc Lâm đã gặp và yêu cô y tá Đặng
Ngọc Cẩm, hai người đã hẹn ước sau
khi thống nhất sẽ làm lễ cưới. Nhưng
anh Cẩm đã ra đi mãi mãi. Tất cả
những gì cô y tá Cẩm giữ lại được chỉ
là 4 bức thư anh Lâm gửi cho cô trong
quá trình đi chiến đấu và chị đã ở vậy
từ đó cho đến nay.
Cầu truyền hình
Kỷ niệm 70 năm
ngày Thương binh - Liệt sỹ
hứa hẹn
còn mang đến nhiều câu chuyện,
tình tiết cảm động khác mà theo tiết
lộ của ekip thực hiện cầu truyền
hình, chính những gia đình liệt sĩ
cũng chưa bao giờ được biết đến và
chương trình sẽ mang đến những bất
ngờ cho họ trong cầu truyền hình
Dáng đứng Việt Nam.
Thu Huệ
Ảnh:
VTV6 cung cấp
Nhạc sĩ Trương Quý Hải cùng đồng đội tại
nghĩa trang Vị Xuyên trong một phóng sự
Thắp nến, dâng hoa
tại nghĩa trang Vị Xuyên
Thiết kế sân khấu đầu cầu Đài tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ tại Hà Nội