11
nhỏ tuổi, có thể nhận thấy nét vui tươi và
đáng yêu trong các bài học của
ABC Vui
từng giờ
;
1 2 3 Ta cùng đếm
. Những chữ
cái được giới thiệu một cách đầy sáng tạo
và hình ảnh minh họa phong phú cả màu
sắc, kiểu dáng để các em học sinh có thể
tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, việc cùng một lúc thiết kế đồ
họa cho nhiều chương trình cũng như
phải vận dụng tối đa tư duy sáng tạo vô
hình trung khiến các họa sĩ phải xoay xở
với áp lực không nhỏ. Anh Trần Kiên cho
biết: “Thực sự cũng rất áp lực khi nhận
thiết kế đồ họa cho các chương trình bởi
việc sử dụng đồ họa để tạo nên tính hấp
dẫn và thành công cho các chương trình
đó không hề đơn giản. Chúng tôi vừa
phải đảm bảo tính đồng nhất vừa cố gắng
theo kịp công nghệ đồ họa đang liên tục
thay đổi. Tuy nhiên, đó cũng là động lực
giúp tôi cũng như đồng nghiệp tại VTV7
cố gắng hơn nữa để tạo ra những tác
phẩm ngày càng hoàn thiện hơn”.
Không thể tách rời tập thể
Những thiết kế đồ họa trong một
chương trình truyền hình chỉ phát huy hết
tác dụng của mình khi thực sự hòa hợp
với tổng thể. Đội ngũ sáng tạo đồ họa
của VTV7 luôn nằm lòng quy tắc này
trong quá trình thực hiện. Họa sĩ
Cao Hoàng nhấn mạnh: “Để đảm bảo đầy
đủ các tính năng chuyên môn phục vụ
cho chương trình đòi hỏi các họa sĩ phải
luôn theo sát, tham gia cùng các thành
phần sáng tạo như nhà sản xuất, biên
tập, quay phim ngay từ khi chương trình
chỉ mới là ý tưởng. Đó là việc rất quan
trọng bởi từ đó, họa sĩ có thể nắm bắt tận
gốc những yếu tố chính mà chương trình
muốn gửi đến khán giả”. Khâu xây dựng
ý tưởng cho thiết kế
đồ họa cũng đặc biệt
được chú trọng. Bởi
bên cạnh những yếu
tố như kĩ thuật, công
nghệ, hình ảnh thì việc
xây dựng ý tưởng hấp
dẫn luôn được đánh giá
cao, tạo nên thành công
cũng như cái riêng của
mỗi chương trình. Yếu tố đồ họa có thể
chỉ xuất hiện vài giây ngắn ngủi trong
chương trình nhưng ý tưởng của đồ họa
sẽ quyết định việc có thể truyền tải thông
điệp, nội dung thông qua vài giây ngắn
ngủi đó hay không. Trong chương trình
Văn vui vẻ
, khán giả có thể nhận thấy
sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng giữa
các phần nội dung của chương trình và
những thiết kế đồ họa. Xen kẽ những
phần chơi của hai đội là những đồ họa
minh họa cho các câu hỏi hay nội dung
chính của các tác phẩm văn học. Điều
này tạo cảm giác sinh động, linh hoạt
khiến giờ học Văn không còn bị nhàm
chán mà thay vào đó là cảm giác hứng
khởi của người xem.
Cũng giống như những cá nhân, tập
thể khác, đội ngũ thiết kế đồ họa của
VTV7 luôn dành trọn vẹn tâm huyết và
tình cảm của mình trong mỗi công việc
được giao. Chia sẻ về kỉ niệm vui buồn
khi gắn bó với ngôi nhà chung VTV7,
họa sĩ Trần Kiên tâm sự: “Tôi nhớ nhất
là quá trình làm nên sản phẩm đồ họa
đầu tiên cho VTV7, khi đó tôi mới được
nhận vào làm việc, được phân làm trailer
để giới thiệu kênh tại Telefilm 2015. Chỉ
trong một vài ngày tôi phải cố gắng phối
hợp chặt chẽ với đạo diễn, vừa đi chụp
ảnh vừa thiết kế. Rất may mắn là sản
phẩm đó đã được duyệt và vẫn còn được
trình chiếu cho đến tận bây giờ”.
Họa sĩ Cao Hoàng cũng xúc động:
“Kỉ niệm đáng nhớ trong suốt quãng thời
gian làm nghề của tôi và các thành viên
khác trong nhóm chính là thời điểm kênh
chuẩn bị lên sóng. Chúng tôi vừa sáng
tạo, vừa chạy đua với thời gian. Chúng
tôi đã làm được điều mà trước đây nghĩ
là mình không thể hoàn thành”. Sức
mạnh sáng tạo tập thể luôn mang đến
những thành quả xứng đáng.
Công nghệ hiện đại không ngừng
phát triển, các trào lưu trên thế giới đang
thay đổi từng ngày. Điều đó đặt ra thách
thức không nhỏ đối với đội ngũ thiết
kế đồ họa nói chung và đồ họa VTV7
nói riêng. Trong thời gian tới, VTV7 sẽ
không ngừng cập nhật thông tin, trau dồi
những kĩ năng thiết kế đồ họa hiện đại
để tiến tới xây dựng hình ảnh một VTV7
năng động, trẻ trung và tươi mới. Bên
cạnh việc phát triển hình ảnh kênh, đội
ngũ đồ họa cũng đã và đang xây dựng hệ
thống quy chuẩn đồ họa hoàn toàn mới,
bắt kịp được xu hướng và làm nổi bật
được những giá trị cốt lõi mà VTV7 luôn
hướng tới.
Đặng Trang
Đội ngũ đồ họa cùng tập thể VTV7
Đồ họa chương trình
Siêu tính nhẩm