Table of Contents Table of Contents
Previous Page  83 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 92 Next Page
Page Background

83

phẩm có hình dạng chữ nhật được coi

như một biểu tượng mang theo phước

lành, thường được làm bằng vải bông

hoặc bằng lụa, có thể cuộn lại được.

Đề tài đặc biệt phổ biến được thể hiện

trên Thangka chính là Pháp luân trong

Phật giáo, cụ thể hơn là tranh vẽ về nữ

thần Hindu, Đức Phật tọa thiền, cuộc

đời Đức Phật, Pháp luân, Mạn Đà La,

Dược Sư Phật... Vào ngày cuối của lễ

hội Tshechu, một bức Thangka khổng

lồ sẽ được trưng bày. Bức tranh sẽ

được mở ra trước khi mặt trời mọc để

ánh sáng Mặt trời không làm tổn hại tới

màu sắc trong tranh. Người dân địa

phương sẽ tới từ rất sớm, xếp thành

những hàng dài và chờ tới lượt để

chạm tay vào Thangka. Họ tin rằng,

chính việc chiêm ngưỡng và chạm tay

vào bức tranh này, Đức Phật sẽ bảo hộ

và ban phước lành cho họ. Khi màn

đêm buông xuống và ánh trăng

sáng tỏ, đám đông quây quần quanh

Thangka, hát dân ca và niệm Phật

cùng các nhà sư. Có lẽ người Bhutan

hạnh phúc vì trong họ, nghệ thuật, tôn

giáo và văn hóa hòa quyện làm một.

Tất cả tạo nên một bản sắc đồng nhất

và một sự an bình tâm tưởng hiếm có.

Có một điều đặc biệt, điệu múa

Cham của Bhutan đã được trình diễn

tại Việt Nam trong chương trình nghệ

thuật quốc tế mang thương hiệu của

Đài Truyền hình Việt Nam -

Đại lộ di

sản

diễn ra vào ngày 12/5/2019 tại khu

du lịch tâm linh Tam Chúc - Hà Nam,

trong Đại lễ Vesak LHQ 2019. Chương

trình giới thiệu tới công chúng những di

sản văn hóa phi vật thể của nhiều quốc

gia trên thế giới trong đó có Bhutan -

quốc gia coi đạo Phật là quốc giáo.

Vậy là, bên cạnh các điệu múa Lục

cúng hoa đăng - điệu múa quan trọng

nằm trong hệ thống các vũ khúc Cung

đình triều Nguyễn (được UNESCO

công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và

phi vật thể của nhân loại vào năm

2003); múa Odissi của Ấn Độ (một

trong bảy điệu múa cổ điển của Ấn

Độ); múa Awa Odori Nhật Bản (được

cho là bắt nguồn từ năm 1586, thể hiện

tinh thần của đất nước võ sĩ đạo theo

nhịp điệu của samisen, trống, chuông

và sáo); điệu múa Cham tưởng như

chỉ có thể mục sở thị khi đặt chân đến

đất nước hạnh phúc nhất thế giới cũng

đã được trình diễn tại Việt Nam.

Bhutan có hàng trăm lễ hội thấm

đẫm màu sắc tôn giáo, nếu có dịp đến

vương quốc này vào mùa thu, du

khách sẽ được thưởng thức những

điệu múa Cham có một không hai trên

thế giới.

NGỌC MAI