Table of Contents Table of Contents
Previous Page  59 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 59 / 92 Next Page
Page Background

59

đều muốn học và trao đổi hết mình, tận

dụng từng chút thời gian một. Chúng

tôi tranh thủ thời gian học lí thuyết để

hỏi thêm những thắc mắc về chuyên

môn mà mình đang gặp phải. Còn

những lúc thực hành thì cả đoàn đều

nhiệt tình hết sức. Chẳng hạn như lúc

được đi trải nghiệm tại trung tâm học

tập kĩ năng sinh tồn Honjo. Theo kế

hoạch thì chúng tôi trải nghiệm để lấy

kinh nghiệm cá nhân. Nhưng cả đoàn

lại muốn ghi lại những hình ảnh đó để

có thể truyền thông tới khán giả. Vì vậy

mà phải liên hệ, bố trí lại kế hoạch. Cá

nhân tôi thay vì được gió bão thổi 1 lần

thì lại được thổi đến 3 lần để ghi hình.

Khoá học lần trước của tôi chỉ có 1

tuần nên hầu hết là lí thuyết. Trong khi

khoá này có nhiều trải nghiệm thực tế

hơn. Cá nhân tôi thì thấy những trải

nghiệm này vô cùng ý nghĩa.

Những kiến thức có được từ

các khóa tập huấn ở một đất nước

đi đầu trong công tác cảnh báo

thiên tai và các trải nghiệm đó vô

cùng quý báu, nhưng để áp dụng

vào thực tế của Việt Nam là điều

không hề dễ?

Đúng là giữa Nhật Bản và Việt Nam

có một khoảng cách, nhất là về công

nghệ. Chẳng hạn như họ có trực thăng

chuyên để tường thuật thiên tai trong

trường hợp khẩn cấp. Họ cũng có

mạng lưới dày đặc các camera tự

động để lấy hình thiên tai. Hoặc có xe

di động để phát sóng trong trường hợp

trụ sở Đài bị cô lập...

Tuy nhiên, các đồng

nghiệp Nhật Bản cũng

từng trải qua những giai

đoạn với phương tiện

kĩ thuật tương tự chúng

ta. Và họ cũng đã chia

sẻ với chúng tôi về

những kinh nghiệm

vượt khó ấy. Còn những

tư vấn về mặt nội dung,

kết cấu chương trình thì chúng tôi áp

dụng được khá nhiều. Hai năm trước

sau khi đi học khoá 7 ngày ở Tokyo, tôi

và các đồng nghiệp đã đổi mới bản tin

dự báo thời tiết ngày Chủ nhật thành

bản tin Cảnh Báo thiên tai được rất

nhiều khán giả quan tâm. Còn năm

nay, sau khoá tại Nhật, chúng tôi còn

tiếp tục làm việc với nhau ở Quảng

Bình để kịp cập nhật đưa vào tác

nghiệp trong mùa mưa lũ tới.

Thời tiết càng có diễn biến

phức tạp như hiện nay, nhu cầu

nắm bắt thông tin về thời tiết của

người dân càng cao và càng cần

hơn những bản tin dự báo thời tiết

đa dạng, chất lượng, đặc biệt là

những cảnh báo sớm về mức độ

nguy hiểm. Là người trong cuộc,

hẳn Tùng Thư hiểu rất rõ điều này?

Vâng, chúng tôi ý thức rất rõ nhu

cầu của khán giả cũng như sự cạnh

tranh của các loại hình truyền thông

khác. Cảnh báo thiên tai là một mảng

thông tin được đánh giá là xu hướng

Trong giờ học lí thuyết

Thăm quan xe phát sóng di động

tại đài NKH- Matsuya

của tương lai. Chúng tôi biết là mình

còn quá nhiều việc để làm. Nhưng tôi

tin, với sức trẻ của các nhân sự trong

Trung tâm được sự chỉ đạo sát của

các cấp lãnh đạo, chúng tôi sẽ đáp lại

được tình cảm của khán giả dành

cho mình.

Một yêu cầu khác đặt ra với

những người làm dự báo thời tiết

trên truyền hình là còn phải kết nối

được câu chuyện khí hậu của Việt

Nam trong bức tranh khí hậu khu

vực và toàn cầu, để có được những

cảnh báo chuyên sâu hơn. Với Tùng

Thư, đây có phải là một thử thách?

Đúng vậy, đây là một thử thách lớn

không chỉ của tôi mà với tất cả các

đồng nghiệp của mình. Để không bị tụt

hậu, chúng tôi không ngừng học hỏi,

tích cực thiết lập mối liên hệ với các tổ

chức chuyên môn của quốc tế như Tổ

chức khí tượng thế giới, Tổ chức khí

tượng châu Âu hay các tổ chức phi

chính phủ tại Việt Nam và thế giới

trong lĩnh vực này.

Thời tiết và khí hậu có mối quan hệ

qua lại với mảng môi trường. Hiện nay,

ngoài thực hiện các bản tin dự báo thời

tiết, các chương trình phổ biến kiến

thức về thiên tai, chúng tôi cũng thực

hiện các chuyên đề về biến đổi khí hậu

trong chuyên mục

Môi trường,

phát

sóng 8h thứ Bảy hàng tuần trên kênh

VTV1. Quý khán giả có thể gặp chúng

tôi với những câu chuyện thú vị và diện

mạo mới lạ hơn tại đây.

Cảm ơn Tùng Thư!

THAO GIANG

(Thực hiện)