36
VĂN HÓA & GIẢI TRÍ
PV:
Là nhà báo và hiện đang
công tác trong lĩnh vực truyền hình,
vậy chị quan tâm đến văn hóa trà từ
bao giờ? Chị tiếp cận và tìm hiểu về
văn hóa trà như thế nào?
Thùy Dương:
Trong một lần tác
nghiệp tại Thái Nguyên, tôi có tham dự
buổi tiệc trà do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ
chức. Tại đây, tôi có cơ hội được gặp gỡ
và trò chuyện với Giám đốc Trung tâm -
ông Nông Mông Vũ. Tôi may mắn được
ông Vũ chia sẻ, chỉ bảo và tạo điều kiện
cho tôi được tiếp cận và cùng đồng hành
với anh chị em nghệ sĩ ở Trung tâm Văn
hóa đi khắp các “Hành trình Di sản” để
giới thiệu và trình diễn nghệ thuật pha
trà, quảng bá văn hóa trà. Lạ thay, càng
đi càng thấm, càng yêu trà nhiều hơn.
Chị có lo lắng khi ngày càng
thiếu những người nghiên cứu sâu và
đam mê trà Việt?
Từ xa xưa, người Việt đã sử dụng rất
nhiều các loại lá cây quý với nhiều
hương vị khác nhau để tạo ra loại trà
thảo mộc. Với tôi, ở một góc nhìn nào đó,
trà chính là văn hóa. Văn hóa trà cũng
đang dần được khôi phục và tôi tin
những người trẻ giàu nhiệt huyết sẽ trở
thành những nhà nghiên cứu chuyên sâu
cho trà Việt.
Với thế mạnh là một người làm
báo, từng tham gia tổ chức và chia sẻ
về trà, chị có cho rằng mình đủ tự tin
để góp một tiếng nói của mình vào
việc truyền cảm hứng cho những
người yêu trà, giữ gìn những nét văn
hóa độc đáo của trà Việt?
Làm chè cực khó và thay đổi thói
quen uống Trà của người Việt lại càng
khó khăn. Bên cạnh đó, để tạo ra một
sản phẩm chè phù hợp với xu hướng
hiện tại là một vấn đề lớn. Việt Nam có
34 tỉnh thành trông chè, đây cũng là một
thế mạnh nhằm khai thác tiềm năng vốn
có của mỗi vùng miền. Thái Nguyên,
Lâm Đồng, Mộc Châu, Sơn La, Hà
Giang… là những vùng chè có giá trị kinh
tế cao, đồng thời cũng có thể phát triển
về Du lịch văn hóa trà, Du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng về trà…
Sinh ra và lớn lên trên quê
hương Trà Thái Nguyên, nơi được
đệ danh là vùng đất “Đệ nhất Danh
Trà”, quê hương có tác động như
thế nào đến nguồn cảm hứng và
đam mê của chị?
Quê hương là một phần nguyên nhân
hình thành tình yêu của tôi với trà và văn
hóa trà. Trà như một “vòng luẩn quẩn”
trong cuộc đời tôi. Tôi không phải là một
người làm chè nhưng trà đã vận vào tôi
như một đam mê, sự khát khao và tâm
nguyện. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng,
trà Việt sẽ khởi sắc. Tôi sẽ viết tiếp “Giấc
mơ trà Việt”. Tôi biết ơn và trân trọng một
người Thầy đúng nghĩa và niềm tin Thầy
đã cho tôi trên hành trình đam mê văn
hóa Trà Việt. Tôi dự định thực hiện bộ
phim điện ảnh
Mãi mãi một tình yêu
về
trà cũng như tiếp tục quảng bá trà Việt
qua góc nhìn văn hóa.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua,
chị có cho rằng mình đã được cuộc
đời ưu ái hay những thành công chị
đang có được xây dựng nên từ những
khó khăn?
Tôi thật sự thấy mình may mắn,
được nhiều hơn là mất. Tôi biết ơn và
vô cùng trân quý điều đó. Tôi sẽ đi đến
cùng và không bao giờ bỏ cuộc với
Giấc
mơ Trà Việt
. Tôi nghĩ, hành trình hơn 10
năm gắn bó với trà và văn hóa trà của
tôi đã nói lên tất cả! Và đến bây giờ tôi
vẫn đang tiếp tục hành trình đó. Quan
trọng hơn cả là tôi được truyền đi thông
điệp, được nói lên tiếng nói với tình yêu
trà Việt.
Xin cảm ơn và chúc chị
thành công!
THÚY HẰNG
(Thực hiện)
NỮ NHÀ BÁO
VỚI TÌNH YÊU TRÀ VIỆT
“KHI TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TRÀ, TÔI PHÁT HIỆN RA NÓ LÀ MỘT CÁCH
LÀM THƠ BẰNG MÀU SẮC, ĐƯỜNG NÉT VÀ HÌNH TƯỢNG THAY VÌ BẰNG
CON CHỮ. VÌ VẬY, TÔI DÀNH HẾT TÌNH YÊU CỦA MÌNH CHO TRÀ. VỚI TÔI,
TRÀ NHƯ MỘT NÀNG THƠ VẬY. ƯU ĐIỂM CỦA VĂN HÓA TRÀ LÀ NGÔN
NGỮ KHÔNG CẦN PHIÊN DỊCH”.