Table of Contents Table of Contents
Previous Page  35 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 92 Next Page
Page Background

35

quản đường xa vất vả, đến với từng

thôn, bản… để mua các miếng vải thổ

cẩm do bà con người dân tộc dệt thủ

công. Dù nguồn nguyên liệu này

không ổn định và khá hiếm vì hiện nay

có ít người biết dệt đẹp và chịu khó

dệt vải. Ngay cả ở Tây Nguyên thì thổ

cẩm truyền thống đang mất dần chỗ

đứng trong cộng đồng, chỉ còn xuất

hiện ở các dịp lễ hội, hoặc tấm vải

cõng con của người phụ nữ. Do vậy,

NTK Việt Hùng và ekip lo sợ đến một

ngày những tấm vải in hình mặt trời,

cánh chim… sẽ dần dần biến mất.

Cũng từ tình yêu với chiếc áo dài và

quá trình hoạt động nghệ thuật trong

và ngoài nước mà NTK Việt Hùng đã

ra mắt hoạt động đặc biệt trong năm

nay là cuộc thi Người mẫu - Đại sứ áo

dài Việt Nam 2019, tổ chức trên quy

mô toàn quốc và luân phiên tổ chức ở

các tỉnh thành, hai năm/lần. Anh chia

sẻ: “Cuộc thi là tâm huyết của tôi, là

món quà tôi tặng cho mình sau 20 năm

làm nghệ thuật”. Anh muốn cùng với

nhiều chuyên gia tìm ra các gương

mặt đại sứ vừa có kĩ năng trình diễn,

vừa có phẩm chất, năng lực, kiến thức

để quảng bá, giới thiệu một sản phẩm

văn hóa đã in sâu vào trong tiềm thức

của người Việt, là tinh hoa văn hóa của

dân tộc.

Trước khi chính thức khởi động

cuộc thi, NTK Việt Hùng đã tham gia tổ

chức rất nhiều hoạt động tôn vinh áo

dài như bộ sưu tập cho thiếu nhi, giới

văn phòng, người khuyết tật… Điều

này cũng thể hiện tâm huyết của anh

khi cuộc thi đặc biệt này có giá trị lên

tới 4 tỉ đồng chia đều cho 4 bảng:

Người mẫu - Đại sứ áo dài thiếu nhi;

Người mẫu - Đại sứ áo dài quý cô,

Người mẫu - Đại sứ áo dài quý ông,

Người mẫu - Đại sứ áo dài quý bà. Mỗi

bảng có 3 giải chính và rất nhiều giải

phụ khác.

Bên cạnh các hoạt động luyện tập,

ghi hình quảng bá du lịch, văn hóa,

điều đặc biệt của cuộc thi này là các thí

sinh sẽ phải tham gia rất nhiều hoạt

động về từ thiện, các hoạt động xã hội

nhằm thể hiện sứ mệnh truyền cảm

hứng tích cực và kết nối đến cộng

đồng. Do đó, yêu cầu thí sinh cần có kĩ

năng trình diễn, giới thiệu, diễn đạt,

quảng bá, thuyết trình, truyền cảm

hứng đến công chúng trong và ngoài

nước về những giá trị thẩm mĩ đích

thực của chiếc Áo dài Việt bằng cả

tiếng Anh và tiếng Việt. Cách làm này

của NTK Việt Hùng khá mới mẻ nhưng

đúc kết tình yêu tha thiết của anh với

tà áo dân tộc, cũng như khát vọng

nâng tầm vẻ đẹp của văn hóa, con

người Việt Nam.

LƯU PHƯƠNG

Áo dài dành cho người khuyết tật

BST Bức tranh Tây Nguyên

Mẫu áo dài dành cho thanh thiếu niên

NTK Việt Hùng trong chương trình

Chuyện cuối tuần VTV9