43
đảo cám dỗ) trên Fox năm 2001. Năm
2002, sự ra đời của
The Bachelor
(Trên
kênh ABC) và sau đó là phiên bản ăn
theo
The Bachelorette
(Quý cô hoàn
hảo - 2003) đã lập tức thống trị thể loại
chương trình hẹn hò trên truyền hình.
Sau năm 2002, đua theo xu hướng này,
hàng loạt chương trình khác ra đời với
tần suất ngày càng dày đặc như:
Joe
Millionaire
(Triệu phú Joe - 2003),
Average Joe
(Joe Bình thường - 2003),
For Love or Money
(Vì tiền và tình -
2003),
Boy Meets Boy
(Cuộc gặp của
những người đàn ông - 2003) - chương
trình hẹn hò đầu tiên dành cho người
đồng tính nam,
Room Raiders
(Những
người oanh tạc - 2004),
Date My Mom
(Hẹn hò với mẹ tôi 2004),
Next
(Tiếp
theo 2005),
Parental Control
(Cha mẹ
kiểmsoát2006),
MillionaireMatchmaker
(Mai mối cho triệuphú - 2008),
Bachelor
Pad
(Quý ông độc thân - 2010),
Bachelor in Paradise
(Quý ông ở thiên
đường 2013),
Baggage
(Hành lí kí gửi -
2010),
Dating Naked
(Hẹn hò khỏa
thân - 2014),
First Dates
(Lần đầu hẹn hò
2017)…
Cho đến thời điểm hiện tại,
The
Bachelor
vẫn là chương trình thành
công nhất ở thể loại hẹn hò. Đây là trò
chơi hẹn hò có giải thưởng là một anh
chàng độc thân lí tưởng đã được
tuyểnchọnkĩ lưỡng.Cácứngviêntham
gia là 25 cô gái, có nhiệm vụ giành lấy
tình cảm của anh chàng độc thân và
trở thành người duy nhất trụ lại được
nhận lời cầu hôn. Mặc dù từng dính
đến nhiều scandal tình dục và chứa
một số nội dung phản cảm với công
chúng, song cho đến mùa thứ 21,
The
Bachelor
luôn đứng trong tốp đầu
những chương trình truyền hình thực tế
ăn khách nhất nước Mỹ. Đến nay,
chương trìnhđượcmuabảnquyền sản
xuất tại hơn 30 quốc gia với hơn 125
mùa và hàng ngàn tập đã được phát
sóng tại châu Âu, Australia và các
nước châu Á như Trung Quốc, Nhật
Bản. Chính vì thế, khi
The Bachelor
được các nhà sản xuất Việt Nammua
bản quyền từ hãng Warner Bros và dự
định ra mắt khán giả trong thời gian tới
đã gây háo hức và tòmò cho không ít
người hâmmộ.
Nhìn lại “thực đơn” truyền hình thực
tế của Việt Nam gần đây, có thể thấy,
khán giả dường như đang ”bội thực“
với các chương trình hẹn hò với một
loạt tên tuổi đang chen chúc trong giờ
vàng của các kênh sóng:
Lựa chọn
của trái tim
(VTV3),
Khúc hát se duyên
(HTV),
Vì yêu mà đến
(HTV),
Yêu là
chọn
(HTV),
Giai điệu chungđôi
(VTV3),
Quý cô hoàn hảo
(HTV7)… Không thể
phủ nhận, các chương trình hẹn hò ra
đời đã đem đến làn gió mới giữa lúc
khán giả đang dần hững hờ với các
cuộc thi âm nhạc, song do có sự thiếu
chặt chẽ trong kiểm soát nội dung nên
đã dẫn đến phản ứng trái chiều của
khán giả đối với một số chương trình.
Đơn cử như chương trình
Vì yêu mà
đến
bị nhiều khán giả chỉ trích bởi
nhiều tình tiết không phù hợp với thuần
phong mĩ tục Việt Nam khi các nhân
vật nữ dùng mọi thủ đoạn để chèo
kéo, thuyết phục nhân vật nam chấp
nhận hẹn hò cùng mình. Hay như
chương trình
Giai điệu chung đôi
và
Khúc hát se duyên
tìm người tri kỉ qua
giọng hát, tuy thu hút được nhiều khán
giả trẻ song lại sa đà vào khai thác
cảnh các cặp đôi giận dỗi, hiểu lầm
hoặc những biểu cảm khó hiểu.
Quay trở lại với chương trình
The
Bachelor
sắp ra mắt khán giả Việt
Nam. Ở phiên bản gốc,
The Bachelor
mùa thứ 22 năm 2018, ra mắt 1/1/2018
bị đánh giá là nhàm chán và chất
lượng sụt giảm thê thảm. Trong khi báo
chí đổ lỗi cho quý ông Arie Luyendyk Jr.
là nguyên nhân chính thì theo nhiều ý
kiến khán giả trên trang Vulture, họ đã
dần bắt đầu cảm thấy nhàmchán với
các chương trình hẹn hò nói chung và
The Bachelor
nói riêng.
The Bachelor
mùa 22 ra mắt với khoảng 5,5 triệu
người xem, giảm 17% so với mùa
chương trình nămngoái. Đến Việt Nam
khi chương trình đã trải qua 22 mùa và
bắt đầu có tín hiệu chững lại, liệu
The
Bachelor
có còn đủ sức gây sức nóng
với khán giả. Có lẽ, chỉ có thời gianmới
có thể trả lời được.
Diệp Chi
(Theo Vulture)
Chương trình
The Bachelorette