65
Nỗ lực không chỉ
cho bản thân
Có thể nhìn thấy ở Hồng Đăng
luôn có sự thay đổi các dạng vai, ví
như “ẩn số” Lê Thành trong
Người
phán xử
?
Đây rõ ràng không phải là dạng vai
thế mạnh của tôi. Vì thế, tôi thật vui
mừng được đạo diễn tin tưởng giao
cho một hình tượng khác hẳn. Đó là
cơ hội trải nghiệm, thử sức khả năng
của mình đến đâu. Làm phim này
khó khăn hơn rất nhiều so với sự hình
dung ban đầu của tôi khi đọc kịch
bản. Vất vả đến mức, có thời điểm tôi
thấy chán chường, chỉ muốn gây ra sự
cố gì đó để được nghỉ ngơi rồi quay
lại đóng tiếp.
Vất vả đến mức nào mà khiến
anh có lúc chán nản?
Chúng tôi liên tục làm việc trong
điều kiện thời tiết “trái mùa”, lạnh thì
mặc áo phong phanh trong rừng, nóng
38 độ lại phải mặc áo lông, len. Cảnh
quay mùa hè thì hay có tiếng ve, trong
khi bối cảnh phim là mùa đông, phim
thu tiếng đồng bộ nên phải bịt hết tất
cả các cánh cửa, dán băng dính các
khe để không lọt tiếng vào. Lê Thành
là một chuyên gia tư vấn tâm lí nên lời
thoại phức tạp, nhiều từ chuyên môn.
Tôi luôn tập trung cao độ, phải chắc
thoại, chỉ một tí lập cập thôi là hiện rõ
sự thiếu chuyên nghiệp của nhân vật.
Rồi những cảnh đuổi bắt, trốn chạy
trong rừng, cảnh tù tội… đều là những
việc tôi chưa từng làm trong đời và
trên phim. Đây là bộ phim vất vả nhất,
khó khăn nhất từ khi tôi bước chân vào
nghề diễn.
Hai năm gần đây, Hồng Đăng đã
có được những thành công trong nghề
cũng như hình ảnh đẹp của người đàn
ông của gia đình. Chặng đường đi qua
có điều gì đáng nhớ với bạn?
Tôi nghĩ, mình cũng giống nhiều
người khác, không muốn dừng một
chỗ. Đi qua năm tháng, sai lầm và
những điều chưa trọn vẹn, tôi cũng rút
ra được nhiều kinh nghiệm cho mình.
Có lẽ, điều đầu tiên nếu muốn đạt đến
thành công là cần phải chỉn chu hơn
nữa trong nghề nghiệp. Tôi coi nghề
diễn viên là một sân chơi nghiêm túc.
Tất nhiên, là phải luôn nghiêm túc hết
khả năng của mình.
Bước ngoặt dẫn Hồng Đăng đến
với những thành công của ngày hôm
nay có lẽ là
thời điểm anh nộp đơn
học lớp Đào tạo diễn viên của VFC từ
khóa đầu tiên?
Tôi đã có ba bước ngoặt quan trọng,
lần đầu tiên chính là lúc tôi tham dự
lớp học diễn viên do VFC đào tạo. Thời
điểm đó tôi được mẹ và vợ động viên
đi học. Lúc chuẩn bị vào thi, tôi định
bỏ về nhưng một đạo diễn đã kéo tôi
trở lại. Tôi chẳng quen ai trong nghề,
gia đình tôi cũng không có ai làm nghệ
thuật nhưng như có gì đó thôi thúc tôi
đến với nghề này. Sau 3 tháng học, bộ
phim tốt nghiệp của lớp cần một diễn
viên vào vai một người nghiện, tôi là
người gầy nhất (chỉ 45 kg) nên được
chọn. Vai chính trong bộ phim
Lời thề
cỏ non
đã bắt đầu sự nghiệp diễn xuất
của tôi. Sau đó, NSND Hoàng Dũng
khuyên tôi nên đi học chính quy về
nghề diễn viên. Tốt nghiệp, tôi may
mắn được nhận về Nhà hát Kịch Việt
Nam, nơi thầy Dũng là Giám đốc.
Dường như thần may mắn đã
mỉm cười rất nhiều lần với bạn?
Sau một vài năm làm ở Nhà hát,
tôi đã rời đi, đến năm 2013 mới
chính thức trở lại và trụ được với
nghề đến tận bây giờ. May mắn, tôi
lại được tham gia vở diễn và đạt
Huy chương Vàng. Vì thế, tôi được
biên chế chính thức vào Nhà hát.
Con đường phim ảnh cũng thế, hồi đó,
làm một số phim tôi thấy công việc này
khá mệt mỏi, trong khi tôi phải lo kinh
tế gia đình. Tôi cũng chưa quan niệm
đó là một nghề nên sự ràng buộc với
nghề diễn chưa sâu sắc.
Cầu vồng tình
yêu
đã tạo đà cho sự nghiệp diễn xuất
của tôi, tăng thêm đam mê cho tôi ở
sân chơi này. Bộ phim thành công, tôi
không thể không cảm ơn đạo diễn Đỗ
Thanh Hải - Giám đốc VFC đã thuyết
phục tôi tham gia bộ phim.
Điểm mạnh của Hồng Đăng
là gì?
Với nhiều người có thể thấy tôi khó
gần nếu chưa nhìn thấy tôi làm việc
và có thể nói cậu này lớt phớt. Nhưng
nguyên tắc của tôi là: đã nhận lời là
làm hết khả năng và luôn có sự tính
toán cho vai diễn của mình. Tôi nghĩ
đó là điểm mạnh của mình. Đạo diễn
cần điều đó, khả năng tự mình khai thác
nhân vật tới đâu để đạo diễn bồi đắp
chứ không phải là hô gì làm nấy.
Có lẽ cũng cần nhắc đến có
những thời điểm Hồng Đăng đã quyết
định “dứt áo ra đi”?
Không dưới 3 - 4 lần tôi định bỏ
nghề vì chuyện kinh tế. Hai năm nghỉ ở
nhà ổn định cho kinh tế, tôi nhớ phim
trường. Đến bây giờ, tôi đã có thể sống
được bằng nghề. Thực sự tôi vẫn coi
đó là nghề chơi nghiêm túc, đam mê
chứ không phải là để mua vui. Đạo
diễn chắc không cần một diễn viên giỏi
nhưng không có kỉ luật, họ cần người
làm nghề nghiêm túc. Những điều tôi
nỗ lực, phấn đấu không chỉ cho bản
thân mà cho cả gia đình, bố mẹ, con
cái và vợ. Tôi là người của công chúng,
vì thế phải cố gắng cả về công việc và
hình ảnh một cách tốt nhất. Đó còn là
vì để khi con cái trưởng thành sẽ hiểu
rằng, có một người bố tốt!
Cảm ơn Hồng Đăng!
Hiền Nguyên
(Thực hiện)
Hồng Đăng với giải Cánh diều Vàng
cho nam diễn viên chính