Table of Contents Table of Contents
Previous Page  61 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 61 / 92 Next Page
Page Background

61

trị tập thể và tôi chỉ là

người đại diện nhận giải

thưởng đó mà thôi.

Trong PTL

Câu

chuyện ngôi nhà,

anh

có nhấn mạnh rằng:

“Nguồn thức ăn từ môi

trường sống luôn thúc

đẩy các loài động vật

thích nghi để tồn tại”.

Anh có thể nói rõ hơn

được không?

Điều này cũng được

chúng tôi phản ánh khá

rõ trong phim qua cuộc

sống của loài còng. Môi trường bãi bồi

luôn có sự luân chuyển của con nước

đồng nghĩa với việc các vi sinh vật được

bổ sung liên tục tạo ra cho loài còng

lượng thức ăn đều đặn. Khi quan sát,

chúng tôi nhận thấy rằng, công việc còn

lại của loài này chỉ là dùng càng nhịp

nhàng gắp lấy những hạt cát chuyển

vào miệng. Một cơ quan có cấu tạo

phức tạp ở phần

miệng sẽ sàng

lọc các chất hữu

cơ từ cát. Việc

lựa chọn sống

giữa nước và cát

của loài còng

không chỉ tạo ra

cho chúng nguồn

thức ăn mà còn

việc đảm bảo sự

sinh tồn. Mọi

con còng đều

phải trang bị cho

mình một chiếc hang vì đó không chỉ

là nơi trú ngụ mà còn đóng vai trò như

một pháo đài phòng thủ.

Tuy nhiên, một điều thú vị là

trong khi nhiều loài vất vả và kì công

tạo dựng ngôi nhà cho mình thì có

những loài lại chẳng mất chút công

sức nào vẫn tạo lập được một chỗ ở an

toàn. Anh nghĩ sao về điều này?

Đúng vậy! Một trong những loài

như vậy là cá thồi

lồi. Chúng chẳng

mất chút công sức

nào trong việc

làm nhà vì phần

việc nặng nhọc

nhất được dành

cho cộng sự - loài

tôm. Những chiếc

tổ sâu không thấy

đáy của thồi lồi

đều do loài tôm

đào giúp. Câu hỏi

đặt ra là tại sao

loài tôm lại tự nguyện làm nhà cho

thồi lồi? Thực ra, đây là một hình thức

cộng sinh và loài tôm cũng là kẻ hưởng

lợi. Cá thồi lồi có cấu tạo cơ thể cực đặc

biệt, đó là cặp mắt nhô cao phía trước

đầu khiến chúng có lợi thế lớn trong

việc quan sát và nhận biết kẻ thù. Khi

có mối nguy, thồi lồi sẽ đánh động cho

tôm và cả hai sẽ nhanh chóng đào thoát

vào nơi trú ẩn an toàn đã được loài tôm

kì công chuẩn bị sẵn.

Rồng rộc, kiến lá, tôm… cũng như

vô số các loài khác trong tự nhiên, để

duy trì sự sinh tồn đều phải trải qua

những thử thách khắc nghiệt. Điều đó

đã giúp các loài hình thành kĩ năng để

xây dựng nên những ngôi nhà với kết

cấu hoàn hảo, đảm bảo cho sinh tồn của

mình đồng thời làm tăng sự đa dạng cho

hệ sinh thái chung.

Cảm ơn anh!

Trần Yến

(Thực hiện)

Mảng đề tài khoa học có nhiều chất liệu để

làm phim thành công, thuyết phục và hấp

dẫn khán giả. Đây là mảng đề tài không chỉ

cá nhân tôi mà sẽ có nhiều anh em tiếp tục

theo đuổi và hướng tới. Làm phim Tài liệu

khoa học đã khó, thu hút khán giả cũng

khó, ra rạp lại càng khó nhưng có vẻ như

câu chuyện khoa học, lí giải các vấn đề

trong đời sống đang trở nên hấp dẫn hơn

với những người làm nghề. Vì thế, trong

tương lai, tôi tin chắc không chỉ cá nhân tôi

mà sẽ có nhiều người theo đuổi dòng phim

Tài liệu khoa học.

Công đoạn gắn mép lá

để xây tổ của kiến lá

Rồng rộc có kĩ năng làm tổ khéo léo

Tơ của ấu trùng

kiến con được

dùng để dính

những chiếc lá lại

với nhau

Loài còng dùng càng đưa cát

vào miệng để đãi thức ăn