Table of Contents Table of Contents
Previous Page  60 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 60 / 92 Next Page
Page Background

60

Chúc mừng đạo diễn Vũ Hoài

Nam với giải Cánh diều Vàng, nhiều

khán giả muốn biết vì sao anh đặt tên

tác phẩm là

Câu chuyện ngôi nhà

?

Hiểu theo một nghĩa rộng thì rừng

chính là ngôi nhà tự nhiên hoàn hảo

nhất cho các loài động vật. Tuy nhiên,

tùy vào nhu cầu sinh tồn bản năng,

từng cá thể động vật luôn tạo cho mình

những ngôi nhà với sắc thái riêng biệt

trong mảnh đất chung ấy. Ví dụ, với

loài rồng rộc thì việc xây tổ không chỉ

đơn thuần là câu chuyện về chỗ trú ngụ.

Trái ngược với hầu hết các loài chim chỉ

khi kết đôi mới bắt đầu làm tổ, những

con rồng rộc đực thường làm tổ trước

với mục đích thu hút sự chú ý của chim

mái. Sau khi quan sát, tìm hiểu tôi đã

đổi tên là

Câu chuyện ngôi nhà.

Cuộc sống trong tự nhiên nhiều

thách thức đòi hỏi mỗi loài đều cần sự

thích nghi để tồn tại và sinh sôi. Vấn

đề này đã được anh đưa vào trong PTL

Câu chuyện ngôi nhà

như thế nào?

Tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách

tiếp tục câu chuyện về loài chim rồng

rộc. Khi một con rồng rộc đực làm tổ,

đồng nghĩa với việc chuyển tín hiệu

tới cho những con mái rằng chúng đã

sẵn sàng để kết đôi. Tuy nhiên, sẽ có

nhiều con rồng rộc đực khác cũng làm

tổ nhưng chỉ những con rồng rộc có kĩ

năng làm tổ khéo léo nhất, sở hữu chiếc

tổ hoàn thiện nhất mới được chim mái

chọn. Khi một con rồng rộc mái ngậm

cỏ trong mỏ bay tới giúp gia cố chiếc tổ

của rồng rộc đực làm trước đó, nghĩa là

cuộc chinh phục đã có kết quả. Những

kẻ chưa được chọn sẽ phải hối hả quay

lại với công đoạn làm tổ. Để tìm kiếm

một cái kết có hậu trong mùa yêu,

những con rồng rộc đực sẽ phải nỗ lực

hết mình, phô diễn những kĩ năng thiện

nghệ nhất để hoàn thiện chiếc tổ. Tìm

hiểu tập tính của loài rồng rộc, chúng

tôi thấy rất thú vị vì nó giống như một

xã hội loài người thu nhỏ.

Câu chuyện ngôi nhà

cũng đề

cập tới nhiều loài vật khác như kiến

lá hay mối bay. Ekip làm phim đã

phải làm những gì để có thể mang câu

chuyện của những loài vật vô cùng bé

nhỏ này đến với khán giả?

Quá trình làm phim này là cả một

chuỗi tư duy trong một thời kì khá dài

(khoảng gần một năm). Trong thời gian

đó, tôi đã quan sát tập tính của nhiều

loài ở nhiều vùng khác nhau và ghi lại

tất cả những hình ảnh ấy. Ví dụ, loài

kiến lá còn được gọi là kiến thợ may,

vật liệu chính để xây tổ là những chiếc

lá. Công việc của chúng diễn ra đầy cẩn

trọng và tỉ mỉ. Lá cây phải mềm mại,

chống thấm tốt và khỏe mạnh. Kĩ năng

xây tổ của kiến lá cũng rất đặc biệt. Đầu

tiên, một tập hợp đông đảo những lính

thợ khỏe mạnh nhất có nhiệm vụ cắn

mép lá và kéo chúng lại gần với nhau.

Những con còn lại sẽ dùng càng cặp ấu

trùng kiến con bắt chúng nhả tơ để dính

những chiếc lá lại với nhau. Sự bền chắc

từ chất tơ của ấu trùng kiến con sẽ giúp

chúng kiến tạo một ngôi nhà hoàn hảo.

Nói dài dòng như vậy để thấy rằng,

việc ghi lại tập tính của các loài động

vật ấy không hề đơn giản. Ngoài ra, từ

tư duy ban đầu đến thực tế va chạm,

rồi ghi nhận thực tế để triển khai thành

phim, xây dựng nên hình hài cho câu

chuyện, sâu chuỗi được tất cả những

vấn đề đó là một việc không đơn giản

và đòi hỏi nhiều công sức. Vì thế, với

giải thưởng lần này, tôi rất trân trọng giá

Sự thích nghi trong

Câu chuyện ngôi nhà

cánh diều Vàng ở hạng mục Đạo diễn phim khoa học xuất sắc

nhất tại lễ trao giải cánh diều 2017 vừa được trao cho đạo diễn,

NSƯT Vũ Hoài Nam - Trung tâm PTL & PS, Đài THVN với bộ phim

Câu

chuyện ngôi nhà.

Anh chia sẻ về những vấn đề hấp dẫn được đề

cập trong tác phẩm.

VTV

Phía sau

Màn hình

Đạo diễn Vũ Hoài Nam trong

một chuyến tác nghiệp