Table of Contents Table of Contents
Previous Page  37 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 37 / 92 Next Page
Page Background

37

các giải thưởng quốc tế uy tín. Điển

hình là tại Liên hoan Phim hoạt hình

quốc tế Annecy tháng 6/2017, đạo diễn

Yuasa Masaaki đã giành được giải

thưởng Cristal Award cho Phim xuất

sắc nhất với tác phẩm

Yoake o tsugeru

Rū no uta

(

Lu Over the Wall

-

Nàng tiên

cá Lu)

, trở thành bộ phim hoạt hình

Made in Japan đầu tiên giành được

giải thưởng này trong 22 năm qua.

NGHỊCH LÍ CỦA NGÀNH

HOẠT HÌNH NHẬT BẢN

Tháng 5/2017, đạo diễn hoạt hình

huyền thoại Miyazaki Hayao tuyên bố

sản xuất một dự án hoạt hình mới,

được đầu tư công phu. Hãng phim

Ghibli, đơn vị sản xuất bộ phim bắt đầu

tung quảng cáo tuyển họa sĩ với hợp

đồng làm việc kéo dài 3 năm, mức

lương 200.000 yên/tháng. Đặt ra yêu

cầu chỉ tuyển họa sĩ trong nước nhưng

quảng cáo của hãng này được in bằng

cả tiếng Anh và tiếng Nhật, điều này

càng thu hút sự chú ý của cộng đồng

quốc tế. Nếu như xưởng phim Pixar

luôn được coi là một “ông lớn” trong

ngành công nghiệp phim hoạt hình tại

Hollywood thì Ghibli lại thường được

coi là một đối trọng cân tài cân sức

dành cho Pixar đến từ đất nước Nhật

Bản. Vào thời điểm đó, ông Irie

Yasuhiro, Trưởng đại diện của Hiệp hội

Sáng tạo hoạt hình Nhật Bản Japan

Animation Creators Association

(JAniCA) đã cho rằng, Ghibli không coi

trọng họa sĩ hoạt hình chuyên nghiệp

trong nước khi chi trả thù lao bèo bọt.

Hiệp hội Japan Animation Creators

Association (JAniCA) được thành lập

với nhiệm vụ ban đầu là cải thiện điều

kiện làm việc cho những người làm

việc trong lĩnh vực phim hoạt hình.

Theo khảo sát của JaniCA, thu nhập

trung bình của những họa sĩ hoạt hình

mới vào nghề là khoảng 100.000 yên,

nhưng đi kèm với đó là điều kiện làm

việc khắc nghiệt 10 – 11 tiếng mỗi

ngày, được nghỉ khoảng 4 ngày mỗi

tháng. Các cuộc khảo sát khác cũng

cho thấy, thu nhập trung bình của

những họa sĩ hoạt hình cứng tay là

khoảng 3,3 triệu yên, thấp hơn mức

bình quân của những ngành nghề lao

động tương đương khoảng 4,1 triệu

yên. Thậm chí, một số hãng phim ít tên

tuổi còn trả lương cứng cho họa sĩ mới

vào nghề chỉ dao động trong khoảng

50.000 yên, thời gian làm việc từ 12 –

18 tiếng mỗi ngày. Irie Yasuhiro cho

biết, không ít những họa sĩ trẻ đã sớm

từ giã giấc mơ trở thành họa sĩ hoạt

hình chuyên nghiệp bởi đồng lương

bèo bọt không đủ nuôi sống họ. Kết

quả là, trong thời gian qua, thị trường

hoạt hình Nhật Bản đang rơi vào tình

trạng khan hiếm những nhân tài trẻ.

Hiện tại, trên toàn đất nước Nhật

Bản có khoảng 400 xưởng sản xuất

phim hoạt hình lớn nhỏ. Tuy nhiên, chỉ

một số ít trong đó có thể chi trả thù lao

hậu hĩnh, tương xứng với công sức

của các họa sĩ mới vào nghề. “Rất ít

người dám lên tiếng công khai đấu

tranh đòi hỏi quyền lợi, bởi họ lo sợ bị

mất việc”, Irie Yasuhiro cho biết. Trong

các phiên họp với các chính trị gia, Irie

đã nhiều lần thuyết phục rằng, ngày

càng nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến

các lò đào tạo tại Hàn Quốc và Trung

Quốc bởi sau đó, các công ty đào tạo

cũng “giữ chân” luôn những người tài.

Nếu không khéo léo thu hút nhân tài,

ngành hoạt hình Nhật Bản có thể sẽ bị

chảy máu chất xám và gặp nhiều khó

khăn trong việc duy trì thế hệ kế cận.

Báo cáo cuối năm 2018 đã ghi nhận

sự tăng trưởng của thị trường hoạt

hình Trung Quốc, quốc gia có nhiều

hợp đồng nhất với ngành công nghiệp

hoạt hình Nhật Bản, tiếp sau đó là Hàn

Quốc, Đài Loan và Mỹ. Trước tình hình

này, hiện nay một số hãng sản xuất

hoạt hình lớn của Nhật như Tōei

Animation hay Telecom Animation Film

đang bắt đầu xây dựng chiến lược xây

dựng nhân lực dài hạn với những

chương trình đào tạo của riêng mình

dành cho những họa sĩ mới vào nghề.

CHI DIỆP

(

Theo Nippon

)