Previous Page  40 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 40 / 92 Next Page
Page Background

40

VTV

Văn hóa

Giải trí

X

uất thân trong một gia đình

tại làng nghề truyền thống

giò chả Ước Lễ (Hà Nội), lớn

lên theo đuổi và đam mê nghệ thuật,

họa sĩ Phương giò tốt nghiệp Trường

ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007, sau

đó quyết định theo đuổi và tìm tòi về 

nghệ thuật dân gian. Anh dành nhiều

thời gian đi các vùng núi, về các làng

quê Bắc bộ để tìm cái hay, nét đẹp của

dân gian. Đồng thời, anh cũng tìm tòi

các chất liệu tự nhiên từ cỏ cây hoa

lá. Trong giới nghệ thuật, nhiều người

biết đến

Phương giò

khi anh tham gia

các dự án trong lĩnh vực xiếc, nhạc

đương đại tại “Phusa lap”. Bên cạnh

đó, anh cũng tham gia dự án phục hồi

tranh dân gian Kim Hoàng…

Ngắm giấy

là hành trình thu gom

kí ức của một nền văn minh đã mất, là

sự khởi sinh mới cho những gì đã bị

phá huỷ bởi thời gian. Điểm đặc biệt

là những bức tranh của Nguyễn Đức

Phương được thành hình trên chính

những văn tự cổ của các dân tộc miền

núi Tây Bắc, sử dụng màu tự nhiên

lấy từ đất, đá hay cây cỏ của các miền

đất anh từng qua. “Những văn tự cổ

này được viết bằng tiếng Hán Nôm,

lại là phiên bản của những ngôn ngữ

địa phương. Tôi phải tìm đến Viện

Hán Nôm để truy nguồn gốc sách. Tuy

nhiên, có một số chữ các chuyên gia

Viện Hán Nôm đọc được nhưng không

giải nghĩa được”, họa sĩ Nguyễn Đức

Phương chia sẻ.

Trong quá trình thực hiện triển lãm

này, Phương “giò” đã vượt ra ngoài

phạm vi những thử nghiệm với chính

bối cảnh và không gian anh sống và

thực hiện những chuyến đi tới những

vùng cao nguyên Tây Bắc để tìm lại

những câu chuyện truyền miệng đang

ngày một mai một. Trong toàn bộ tác

phẩm của Nguyễn Đức Phương, thế

giới của anh tuy thấm đẫm sự hoài cổ,

suy vong, tiếc thương cho những gì đã

qua nhưng cũng tràn đầy sự an nhiên

vui sống. Sự tàn phá hay tan rã là tất

yếu trong chu trình phát triển của tự

nhiên nhưng cũng là niềm hi vọng cho

một sự khởi sinh. Như trong chuỗi

tác phẩm điêu khắc được tạo từ giấy

và những cấu kiện bị cháy của chiếc

nhà sàn, dường như Phương không

bỏ qua tiềm năng khởi sinh cho bất kì

chất liệu nào. Người xem thấy được

sự phi vật chất và phù du trong chính

tính vật chất trong các tác phẩm của

anh: sự tương phản giữa sự sống và

cái chết. Những nhân vật trong các

tác phẩm của Đức Phương tuy nhỏ

bé nhưng không vô hình. Họ hài hòa

xuất hiện tô điểm một cách tinh tế cho

những chi tiết trong tranh. Những tác

phẩm của anh vì thế không hề mang

cảm giác choáng ngợp về không gian

hay quá ấn tượng thị giác mà là một

sự ý nhị hết sức riêng tư”. Xem tranh

của anh, nhiếp ảnh gia Lê Bích nhận

định: “Những cuốn sách truyền lại

qua bao nhiêu thế hệ, văn khấn của

dân tộc miền núi phía Bắc là một chất

liệu rất mạnh cộng với suy tư, chiêm

nghiệm của họa sĩ Phương về văn hóa

của Việt Nam đã tạo ra màu sắc hoài

niệm cho các tác phẩm. Những nét

vẽ của Nguyễn Đức Phương run rẩy,

hồn nhiên như một đứa trẻ, không sắc

sảo như họa sĩ vẽ tả thực nhưng lại rất

dân gian. Đặc biệt tôi thích thủ pháp

giấy che của Phương tạo nên cảm giác

huyền bí, tâm linh cho bức tranh”.

Mai Chi

Họa sĩ trẻ Nguyễn Đức Phương, nghệ danh Phương “giò” mới

trình làng triển lãm mang tên

Ngắm giấy

hết sức độc đáo. Đây

là triển lãm cá nhân đầu tiên của anh sau một thời gian dài

thử nghiệm trên các chất liệu tự nhiên và các chuyến điền

dã tìm hiểu về văn hoá Tây Bắc Việt Nam.

Họa sĩ “Phương giò”

thu gom kí ức