12
CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Vẻ đẹp Việt 2020
ĐI TÌM VẺ ĐẸP TRONG TIẾNG VIỆT
T
iếng Việt giàu đẹp và trong
sáng, thế nhưng, con người
hiện đại - vô tình hay hữu ý dần
mất đi sự kết nối với văn hóa
truyền thống, tiếng Việt đang dần bị giới
trẻ làm mai một. Ekip sản xuất chương
trình
Vẻ đẹp Việt 2020
đã xây dựng một
kịch bản công phu về hành trình tìm về
những vẻ đẹp trong tiếng Việt với sự kết
hợp lên ý tưởng, triển khai thực hiện của
bộ ba: đạo diễn Trương Công Tú, đạo
diễn Nguyễn Hoàng Điệp và BTV - MC
Hồng Nhung.
Chương trình gồm 3 phần, trong đó
phần 1 mang tên
Tiếng Việt đi cùng lịch sử
đất nước
. Ở phần này, đạo diễn Nguyễn
Hoàng Điệp cũng chính là nhân vật trải
nghiệm, trực tiếp trò chuyện với họa sĩ
Văn Thao (con trai cố nhạc sĩ Văn Cao) về
phong cách riêng của nhạc sĩ Văn Cao
trong âm nhạc và trong cách sử dụng
tiếng Việt rất đặc biệt – riêng có của ông.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cũng cùng
nhạc sĩ Thuỵ Kha bàn sâu hơn về cách
nhạc sĩ Văn Cao gieo chữ, đặt lời cho các
ca khúc của ông; bàn về thứ tiếng Việt
mang phong cách Văn Cao, bàn về vị trí
cũng như sức mạnh của những sáng tác
mà ông Văn Cao đã đem đến. Trong đó
nhìn thấy rõ hơn khái niệm tiếng nước tôi.
Phần 2 của
Vẻ đẹp Việt
2020
mang tên
Tiếng Việt và
văn hóa người Việt.
Nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian
Bùi Trọng Hiền phân tích về
những chất liệu dân gian
được đưa vào ngôn ngữ, phản
ánh cuộc sống đời thực của người dân.
GS Cao Huy Thuần chia sẻ về những kí
ức làng quê, những nét văn hóa Việt được
giữ gìn, nỗi niềm của những người xa
quê. Bên cạnh đó là câu chuyện trẻ em
Việt Nam tại nước ngoài tìm học tiếng
Việt, những phong tục cổ truyền được
những gia đình người Việt xa xứ lưu giữ...
Phần 3 -
Tiếng Việt trong sự phát triển
của thời đại
là câu chuyện của nhạc sĩ Đức
Trí về hành trình tìm về những nét đẹp tiếng
Việt trong những sáng tác của mình. Khán
giả cũng sẽ được đồng hành cùng nhạc sĩ
Đức Trí đến thăm người thầy của anh là
nhạc sĩ Cao Văn Lý - nguyên giảng viên
Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, ở tuổi xế chiều
vẫn miệt mài sưu tầm, kĩ âm và truyền dạy
hò Đồng Tháp - di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia là những câu hát nói chuyện nhân
nghĩa ở đời, chuyện quê hương xứ sở. Nói
về vẻ đẹp của ngôn ngữ trong mỗi câu hò,
nhạc sĩ Đức Trí và thầy Cao Văn Lý cùng
chơi một điệu hò trên sông đêm.
Nhạc sĩ Đức Trí cũng gặp lại người
thầy lớn thứ hai của mình là nhạc sư Vĩnh
Bảo. Ông tiếp xúc với đàn gáo, đàn kìm,
đàn tranh từ khi lên 5 tuổi, cống hiến cả
cuộc đời của mình cho âm nhạc dân tộc.
Nhạc sĩ Vĩnh Bảo còn là nghệ nhân đóng
đàn, đã cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành
17, 19 và 21 dây, làm phong phú thêm âm
sắc, âm lượng, tăng cơ hội ứng tấu cho
người biểu diễn. Câu chuyện của họ bàn
về cái hay trong lời ca của các điệu đờn ca
tài tử, các điệu nhạc dân tộc Việt Nam. Từ
các nhạc cụ, kỉ vật và tài liệu của nhạc sư,
nhạc sĩ Đức Trí tìm lại những giá trị văn
hóa của phương Nam nói riêng và của
người Việt Nam nói chung...
Những câu chuyện về hành trình của
những người trẻ đi tìm về vẻ đẹp của tiếng
Việt, về những giá trị văn hóa, di sản của
cha ông sẽ là món quà ý nghĩa dành tặng
khán giả trong dịp Tết Nguyên đán trên
kênh VTV2.
NGỌC MAI
“TIẾNG VIỆT CÒN TRONG MỖI
NGƯỜI - NGƯỜI VIỆT CÒN, THÌ CÒN
NƯỚC NON”- CHƯƠNG TRÌNH LÀ
HÀNH TRÌNH CỦA NHỮNG NGƯỜI
TRẺ TUỔI ĐI TÌM GIÁ TRỊ VĂN HÓA
KHÔNG THỂ MẤT TỪ DI SẢN CỦA
CÁC BẬC TIỀN BỐI.
Một cảnh ghi hình
Vẻ đẹp Việt 2020
Thư viện Mây Trắng - công trình tâm huyết của
đạo diễn Hoàng Điệp thu hút quan tâm của đông đảo độc giả