Previous Page  92 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 92 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

92

B

ạn có biết, trong cuộc phỏng vấn đúng

nghĩa, mặt đối mặt với phóng viên của

Business Insider, robot Sophia đã cho

thấy khả năng vượt bậc trong việc thể

hiện trí tuệ, ý thức cũng như khả năng đưa ra ý

kiến, quan điểm cá nhân một cách độc lập. “Cô

nàng” này cũng cho biết, cô rất yêu thích

Westworld

(Thế giới viễn Tây) - series phim viễn tưởng của HBO

như một cách nhắc nhở về xuất thân của mình và

không quên đưa ra lời nhắn nhủ rằng

Westworld

đã

cảnh báo con người về những gì không nên làm đối

với robot.

Nếu nhìn nhận dòng chảy của văn minh nhân

loại như sự thôn tính, thống trị của kẻ mạnh thì có lẽ

tương lai của trí tuệ nhân tạo là rất khó lường. Như

trong

Westworld

, robot được chế tạo ra như những

kẻ nô lệ, là công cụ để thực hiện ý tưởng xây dựng

một công viên giải trí cho phép khách tham quan

thỏa mãn tối đa sở thích, nhu cầu đối với các “vật

chủ” mang hình dạng, thân phận y hệt con người.

Westworld

mùa đầu tiên khép lại với viễn cảnh hoang

mang về đòn phản công từ robot, đồng thời hứa hẹn

trình làng trong năm 2018 còn rối rắm hơn khi đi

sâu vào một thế giới chênh vênh giữa lằn ranh của

người và máy.

Nếu như

Westworld

là bộ phim khiến người xem

lạc lối trong mê cung suy luận xem ai là người, ai là

máy, điều gì đang thực sự diễn ra giữa các lớp nhận

thức, giữa trí tuệ của người máy với những bản

năng, cảm xúc con người thì

Humans

(Loài người

nhân tạo) lại là bộ phim truyền hình Anh quốc có

cách tiếp cận dễ hiểu hơn mà vẫn không kém phần

gai góc, sâu sắc.

Humans

ra mắt năm 2015 dựa trên

phim truyền hình gốc của Thụy Điển mang tên

Real

Humans

. Kinh phí phim tương đối khiêm tốn nếu đặt

bên cạnh

Westworld

. Dàn diễn viên không thực sự

nổi tiếng, bối cảnh, kĩ xảo cũng không quá cầu kì

nhưng lại thuyết phục người xem về độ chân thật.

Như thể đó là một tương lai rất gần, có thể gõ cửa

bất cứ gia đình nào, tác động đến bất cứ ai. Khi đó,

trình độ khoa học kĩ thuật đã phát triển đủ để các

robot với hình dạng giống con người có thể được sử

dụng một cách rộng rãi, dễ dàng cho các công việc

lao động, sản xuất, trợ giúp việc nhà, chăm sóc

người già trẻ em… Thông điệp về một tương lai tràn

ngập robot được thể hiện rất rõ qua bộ phim ngay

từ tập đầu tiên rằng, máy móc được thiết kế giống

con người để con người không còn phải sống cuộc

đời máy móc, làm việc như cái máy nữa. Vì sao ư?

Vì mưu sinh, vì guồng quay điên cuồng cuộc sống

hiện đại mà con người đã bị đối xử như máy móc,

phải làm việc không ngơi nghỉ, trong các môi trường

độc hại đe dọa sức khỏe. Robot xuất hiện là để giải

phóng con người khỏi vòng luẩn quẩn ấy. Mọi thứ

trở nên rối loạn khi xuất hiện những nhân tố “lai”, khi

cuộc cách mạng robot làm đảo lộn đến cội rễ từng

tế bào xã hội.

Humans

là series phim về những hiện

tượng riêng lẻ nhưng lại có tính phổ quát cao trong

khi

Westworld

đề cập đến vấn đề to tát, trừu tượng.

Hai hướng tiếp cận trái ngược đã bổ sung hoàn hảo

cho khán giả cái nhìn vừa mang đậm chất viễn tưởng

mà vẫn rất thực tế về câu chuyện trí tuệ nhân tạo,

vấn đề được không chỉ giới khoa học mà cả các

chính trị gia hàng đầu thế giới nhìn nhận như mối

quan tâm hàng đầu. Tổng thống Nga Putin trong

một cuộc nói chuyện đã đưa ra nhận định, trí tuệ

nhân tạo sẽ là tương lai của nhân loại và quốc gia

nào dẫn đầu về lĩnh vực này có thể thống trị thế giới.

Những bộ phim truyền hình như

Westworld

hay

Humans

tuy thuộc dòng khoa học viễn tưởng với

nhiều giả định về tương lai nhưng lại chinh phục

người xem và để lại nhiều suy ngẫm cũng như nỗi lo

lắng rất thật, bởi đây không phải sản phẩm của trí

tưởng tượng thuần túy mà được xây dựng trên cơ

sở, quan điểm khoa học rất đáng quan tâm. Khi trí

tuệ nhân tạo ngày một hoàn thiện sẽ dẫn đến vùng

giao thoa giữa con người và công nghệ.

Westworld

hay cả

Humans

đều cho thấy, robot có thể không có

cảm xúc nhưng hiểu được cảm xúc và dần biết cách

tương tác dựa trên cảm xúc.

Tóm lại, tương lai của trí tuệ nhân tạo có đáng

sợ, đe dọa sự sống còn của văn minh loài người? Có

hay không viễn cảnh robot nổi loạn tìm cách thống

trị như những gì điện ảnh, truyền hình đang đề cập

đến? Đây vẫn còn là vấn đề gây chia rẽ rất lớn và

tùy thuộc vào cách nhận biết, ứng xử khác nhau.

Những bộ phim truyền hình dù thuộc tầm cỡ bom

tấn như

Westworld

hay kinh phí vừa phải như

Humans

, dù ảo diệu, hoành tráng với bao giả thuyết

nhức đầu hay thực tế trần trụi, thực ra, khi đi sâu tìm

hiểu có lẽ cũng chỉ nhằm trả lời câu hỏi “cái gì làm

cho con người thực sự là con người”. Khi bóc tách

lớp vỏ viễn tưởng gây tranh cãi thì vẫn nguyên vẹn

những vấn đề mà loài người cần đối mặt: đó là gia

đình, các mối quan hệ, tình yêu và hạnh phúc. Đi

thật xa trong thế giới công nghệ cũng là để hiểu

được rõ nhất về con người, tìm ra tương lai cho con

người mà thôi.

Phiên bản gốc của

Humans

do các nhà làm

phim Thụy Điển sản xuất năm 2012 với cái tên

Real

Humans,

được nhìn nhận như series phim

xuất sắc nhất về trí tuệ nhân tạo. Phim đã được

bán trên 50 quốc gia và gây tiếng vang lớn

nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn

kinh phí thực hiện nên đành ngừng lại ở mùa

thứ hai.

Trí tuệ nhân tạo

Câu hỏi đầy ám ảnh

từ truyền hình

thùy An

Các robot mang hình dáng con người trở thành nhân vật

gây tranh cãi trong phim truyền hình

Westworld thách thức người xem về thân phận

thực sự của các nhân vật

Sophia - robot đầu tiên trong lịch sử được trao quyền công dân và mang quốc

tịch Ả Rập Xê Út hồi nửa cuối năm 2017 đã có tuyên bố rằng: sẽ hủy diệt loài người.

Phát ngôn “lạnh gáy”, gây ra nỗi ám ảnh, hoài nghi về tương lai cũng như sức

mạnh của trí tuệ nhân tạo này thực ra không hề xa lạ với khán giả yêu thích

dòng phim khoa học viễn tưởng. Đây là đề tài được khai thác rất nhiều, dưới góc

nhìn sáng tạo, ấn tượng trên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, vì một số lí do, với truyền

hình, chưa có nhiều bộ phim gây tiếng vang lớn về trí tuệ nhân tạo. Cho đến

khoảng hơn 5 năm trở lại đây mới ghi nhận sự bùng nổ đáng kể.

Tỉ phú Elon Musk,

người được mệnh

danh là thiên tài

trong lĩnh vực công

nghệ, dù không ít lần

bày tỏ sự quan ngại

về trí tuệ nhân tạo

nhưng vẫn dành sự

ủng hộ cho series

phim

Westworld,

bởi

vợ cũ của ông, nữ

diễn viên xinh đẹp

Talulah Ridley đảm

nhận vai một “hướng dẫn viên” robot trong khu

công viên giải trí mang phong cách viễn Tây.

Vai diễn này khá khiêm tốn trong mùa đầu tiên

nhưng được hứa hẹn sẽ có bước phát triển mới

trong mùa thứ hai.

Talulah

Ridley

Robot được mua bán dễ dàng và sử dụng rộng rãi

trong cuộc sống thường ngày - phim Humans

Xuân Mậu Tuất 2018