Previous Page  49 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 92 Next Page
Page Background

49

nghiệm của các khách mời. Đặc biệt,

việc kết nối giữa các cảnh quay và đồ

họa để miêu tả một cách trực quan hơn

tới khán giả.

Có thể thấy câu chuyện tứ linh

không thể tách rời dòng chảy văn hóa

ngoại lai hội nhập với văn hóa bản địa.

Anh có thể nói rõ hơn về cách người

Việt đã Việt hóa, “thổi hồn” cho các

biểu tượng linh thiêng?

Với đời sống văn hóa tâm linh

Á Đông, trong đó có Việt Nam, những

linh vật không chỉ hiện thân trong những

công trình kiến trúc tâm linh như đền

chùa, miếu mạo mà còn xuất hiện trong

nhiều góc cạnh của đời sống văn hóa

tinh thần. Có thể nói, múa lân xương

rồng chính là biểu hiện sinh động của

tiếp biến văn hóa có sự chọn lọc đó và

cho đến nay, nó hiện hữu ở mọi lúc,

mọi nơi. Dân gian Việt Nam có câu

Kì lân xuất hiện, quốc gia thái bình

và múa rồng, múa lân trong tiết xuân

có ý nghĩa mang đến sự yên vui, hạnh

phúc, thịnh vượng đến với mọi nhà, mọi

người. Người Việt quan niệm rằng long

là rồng, rồng thì bay lên nghĩa là tung,

tượng trưng cho kinh tuyến (thời gian)

còn lân chạy ngang biểu tượng của trục

hoành chính là tượng trưng cho vĩ tuyến

(không gian).

Trong lịch sử Việt Nam, không thể

không nhắc đến thần Kim Quy thời An

Dương Vương và truyền thuyết rùa thần

đòi trả kiếm của huyền tích tạo nên tên

gọi hồ Hoàn Kiếm, lập ra một trong

những vương triều vĩ đại nhất Việt Nam

cách đây ngàn năm. Phụng hay còn gọi

là phượng

là loài linh vật tượng trưng

cho bầu trời và theo thuyết phong thủy

là tượng trưng cho hoạt động của vũ trụ.

Vì thế, phụng xuất hiện là hình tượng

của thánh nhân, của hạnh phúc đang về

với muôn người, muôn nhà. Trong dòng

chảy tiếp biến văn hóa Việt, linh vật

phụng còn được nâng lên một tầm cao

mới trong quá trình dựng nước và giữ

nước khi hóa thân vào kho tàng lịch sử

võ học Việt Nam.

Vậy,

Vẻ đẹp Việt

không chỉ là câu

chuyện tứ linh trong dòng chảy văn hóa

mà còn thể hiện khát vọng độc lập, tự

cường, xây dựng bản sắc văn hóa riêng?

Đúng vậy. Hình ảnh con rồng đã dần

dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt

với truyền thuyết về con rồng từ rất sớm

bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc

trồng lúa nước, với sự tích

Con Rồng,

cháu Tiên

... Hà Nội là thủ đô cả nước,

với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng

bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ

Long (rồng hạ), một trong những thắng

cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam

Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng

sông mang tên Cửu Long (chín rồng).

Không những là biểu tượng cho xuất xứ

nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là

thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại

sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng

tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức

mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã

lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực

triều đình. Nếu rồng có yếu tố dương

tượng trưng cho đàn ông thì phụng có

yếu tố âm tượng trưng cho đàn bà. Và

trong thế nước đang cần thì người phụ

nữ cũng có thể ra trận bảo vệ non sông

gấm vóc. Nữ tướng Bùi Thị Xuân là một

trong năm Tây Sơn ngũ phụng thư (Năm

tướng hàng đầu của Quang Trung) có

ảnh hưởng lớn nhất đến triều đại Tây

Sơn. Thế kiếm tuyệt kĩ Song phụng

kiếm của Bùi Thị Xuân đã ra đời từ tâm

thức Việt như thế.

Xin cảm ơn anh!

Trần Yến

MC Mạnh Tùng trao đổi với

Nghệ sĩ múa siêu thực Hoan Doan về

hình tượng linh vật Phượng

Hình tượng linh vật trên mái nhà, cửa ra vào tại Việt phủ Thành Chương

Hình tượng Nghê trong kiến trúc Việt