45
lo lắng vì sợ các trò chơi vận
động nguy hiểm với người
già. Tuy nhiên, sau đợt ghi
hình thứ nhất, họ đã thở phào
nhẹ nhõm, thậm chí ngạc
nhiên trước những phần thể
hiện xuất sắc của một số
người chơi. Phần thưởng tuy
không cao nhưng các bác rất
hào hứng vì được thể hiện
bản thân với mọi người trên
sóng truyền hình. Có những
bác 70 tuổi bị bịt mắt nhưng
vẫn vồ được 3 con vịt một
lúc, có bác mặc dù bịt mắt
vẫn đập trúng niêu.
Về hình thức, sân khấu
của
Vui - Khỏe - Có ích
năm
2017 được đánh giá rất đẹp
và hiện đại. Kinh phí sản
xuất hạn hẹp nhưng ekip vẫn
mong muốn đổi mới “món
ăn” cho các cụ thêm hấp dẫn.
Vui - Khỏe - Có ích
format
mới được ghi hình ngoài
trời tại các miền quê nên rất
tốn kém về công sức, tiền
của. Tuy nhiên, ekip luôn cố
gắng hết sức để tổ chức một
chương trình hoàn hảo nhất
có thể và bước đầu họ đã tạm
hài lòng. Không thể không kể
đến điểm cộng của chương
trình là sự đồng hành của
MC Thảo Vân. Chị là người
dẫn rất phù hợp với khán
giả cao tuổi với những màn
tung hứng vô cùng hài hước,
thông minh và duyên dáng.
Yêu già, già để tuổi cho
Với những người thực
hiện
Vui - Khỏe - Có ích
, suốt
14 năm gắn bó, sân chơi này
đã là một phần máu thịt trong
con người họ. Những người
chơi cao tuổi cũng trở thành
người thân như ông bà, bố
mẹ trong gia đình. Xuất phát
từ cái tâm, ekip luôn mong
muốn mang đến một sân
chơi bổ ích, lí thú để những
người già có niềm vui sống
mỗi ngày. BTV Thu Hương
- phòng Trò chơi và Gặp gỡ
truyền hình 3 - tâm sự: “Làm
chương trình cho người già
có những hạn chế nhất định.
Do tuổi cao, không phải trò
chơi nào các bác cũng chơi
được. Là thế hệ đi trước, các
bác cũng kĩ tính hơn người
trẻ nên chúng tôi phải làm
sao để không lố nhưng vẫn
vui, có sự thâm thúy chứ
không thể hát hời hợt, nhạt
nhẽo. Hầu như các bác đều
thích hát nhạc cách mạng,
nhạc quê hương. Điều đặc
biệt, khi làm chương trình
cho người cao tuổi, chúng
tôi luôn phải lễ độ, đôi khi ra
trường quay, người chơi thái
quá, chúng tôi cũng phải có
cách nói để các bác không
phật ý”.
Yêu già, già để tuổi cho,
được tiếp xúc gần gũi với
các cụ, chính mỗi thành viên
trong ekip lại học được rất
nhiều điều trong cuộc sống,
từ cách dạy bảo con cái đến
cách đối nhân xử thế. Những
kinh nghiệm dân gian, những
câu chuyện tình yêu của các
cụ ông cụ bà chia sẻ trên
trường quay… chính là bài
học thực tế vô cùng ý nghĩa
để mỗi người tự ngẫm và đúc
rút cho riêng mình.
Tại sao một chương trình
dành cho người già lại có
sức sống lâu bền và mãnh
liệt như vậy trong suốt 14
năm trên sóng truyền hình?
Điều ấy chỉ có thể lí giải
bởi tình yêu từ hai phía.
Đó là tình yêu sâu đậm của
những người làm nghề đối
với chương trình, đối với
người chơi và tình yêu của
chính người chơi dành cho
chương trình, cho ekip. Tình
cảm ấy có khi đơn giản chỉ
là lời chia sẻ chân tình: “Cả
đời bác mơ ước một lần lên
sân khấu của
Vui - Khỏe - Có
ích
”. Hay đôi khi được hiện
hữu qua những món quà quê
dân dã mà người chơi cất
công mang theo: quả trứng,
bắp ngô, củ khoai hay những
đặc sản vùng miền như bánh,
kẹo. Đơn giản vậy thôi nhưng
sự yêu quý và tin tưởng của
người cao tuổi trên mọi miền
Tổ quốc luôn là động lực vô
cùng to lớn đối với ekip thực
hiện
Vui - Khỏe - Có ích
trên
hành trình dài chưa có điểm
kết thúc.
Lê Hoa