33
Không hoàn toàn như vậy. Một
phần cũng tại chúng tôi - những người
làm phim tài liệu. Chúng tôi chưa có
nhiều phim hay và đầu tư mạnh để thu
hút khán giả. Mặt khác, các đài truyền
hình vẫn dè dặt khi đầu tư cho thể loại
này. Gần đây mới thấy có VTV mạnh
dạn hơn với dự án
VTV đặc biệt
. Tôi
nghĩ, trong tương lai mọi người sẽ
thích xem phim tài liệu hơn khi phim
trở nên hay và hấp dẫn. Tôi nhớ đạo
diễn Isshin Inudo (Nhật Bản) đã
chia
sẻ: “Tôi rất vui khi thấy xu hướng ngôn
ngữ điện ảnh bắt đầu thay đổi, sự thay
đổi đó đến từ những bạn trẻ và đến từ
những phim ngắn đầy sáng tạo”.
Theo anh, điều gì đã hạn chế
các nhà làm phim Việt Nam đưa phim
Việt ra ngoài phạm vi lãnh thổ khi mà
rõ ràng chúng ta có đề tài hay và cả
những nhà làm phim giỏi được cộng
đồng làm phim quốc tế đánh giá cao?
Theo tôi nghĩ, có nhiều yếu tố. Đầu
tiên là cách quản lí một dự án phim có
tính quốc tế, điều này cần một nhà sản
xuất tốt và am hiểu. Thứ hai là cách kể
chuyện. Các nhà làm phim cần phải có
cách làm thú vị, tiếp đến là khả năng
ngoại ngữ để trao đổi thường xuyên.
Làm phim quốc tế rất vất vả vì có
nhiều quy chuẩn và mất rất nhiều thời
gian. Dự án nghe thì nhiều tiền nhưng
kéo dài hàng năm trời thì cũng không
đáp ứng được về mặt kinh tế cho nhà
làm phim.
Hợp tác làm phim quốc tế đồng
nghĩa với việc sẽ mang văn hoá Việt
Nam ra thế giới. Từ kinh nghiệm của
bản thân, theo anh, các nhà làm phim
cần phải làm gì để tăng cường và mở
rộng cơ hội hợp tác quốc tế?
Mang văn hoá ra
quốc tế là sứ mệnh và
trách nhiệm của các
cơ quan văn hoá,
các nhà làm phim
độc lập như chúng
tôi không “gánh”
được những điều đó
mà chỉ có thể đóng
góp một phần rất nhỏ.
Ban đầu tôi chỉ muốn giao
lưu và học tập các bạn quốc tế
trong cách làm phim vì tôi muốn học
hỏi. Sau này, khi hoàn thiện phim, tôi
muốn phim của mình có nhiều khán
giả. Những đề tài của tôi đều rất bình
thường nhưng hầu hết khán giả quốc tế
đều ngạc nhiên và thích thú.
Anh đã có phim chiếu ở Nhật
Bản, trên Discovery
và giờ lại giành
giải Nhất dự án phim tài liệu châu
Á ở Hàn Quốc. Có thể thấy, những
nhà làm phim độc lập như anh đang
là những người tiên phong mang
phim Việt đến với thị trường quốc tế
đầy hấp dẫn nhưng cũng nhiều
thách thức?
Trước tôi, các bậc tiền bối đã đi
nhiều, mang phim đi nhiều nhưng mọi
người thường đi theo một cơ quan hay
tổ chức nào đó. Khái niệm nhà làm
phim độc lập đã giúp chúng tôi có
thể tự mình sản xuất những
bộ phim cho riêng mình
và sở hữu chúng, có
trách nhiệm với
chúng. Tôi thấy phim
Việt mạnh về hình
ảnh nhưng yếu về
cách kể chuyện. Vì
thế, chúng ta có nhiều
bộ phim đẹp mà thiếu
những bộ phim hay. Tôi
cũng đã từng làm những bộ
phim như thế. Sau những lần mang
phim đi thi và giao lưu quốc tế, tôi đã
cố gắng thay đổi, tuy nhiên vẫn chưa
thật sự tự tin. Mới đây, tại lễ trao giải
Liên hoan phim ở Hàn Quốc, khi ông
Nick Fraser, một nhà làm phim nổi
tiếng của BBC xướng tên dự án và nói
rằng cả ba người trong ban giám khảo
đều đồng thuận trao giải Best Asian
Project (Dự án tốt nhất châu Á) cho
Tiếng hát sau những chấn song,
chúng
tôi vẫn không tin vào tai mình, lên
nhận giải mà cứ thấy ngượng nghịu…
Làm phim là một cách chu du
(Tiếp theo trang 31)
phải là người tự kỉ, chỉ là họ có thế giới
riêng của mình, họ rất thoải mái trong thế
giới đó và đừng cảm thấy tội nghiệp cho
họ. Những điều được thể hiện trong phim
thật sự rất tuyệt vời!
Lần đầu tiên tham gia Cuộc thi
Digicon châu Á, có thể thấy Việt Nam
đang thử sức và thể hiện mình ra khu
vực. Có sự chênh lệch nào giữa Việt
Nam và các nước trong khu vực?
Một liên hoan phim ngắn không thể
hiện quá nhiều về trình độ sản xuất phim
nhưng tôi có thể thấy là trình độ làm
phim của Việt Nam so với nhiều nước
trong khu vực vẫn có những khoảng
chênh lớn, không chỉ đến từ vấn đề kĩ
thuật mà còn từ kinh phí, từ thị trường và
nhiều vấn đề khác nữa… Nhưng chúng
ta không thể ngay lập tức ép buộc hay
kì vọng các nhà sản xuất phim Việt có
một khả năng sản xuất như Holywood
hay như các nước có công nghiệp điện
ảnh phát triển. Vậy thì chúng ta sẽ cùng
nhau học hỏi và làm thật nhiều để tự rút
kinh nghiệm. Tham gia Liên hoan phim
quốc tế như thế này cũng là dịp chúng ta
có thể giới thiệu tác phẩm, tư tưởng của
chúng ta đến bạn bè thế giới.
Theo chia sẻ từ đại diện kênh
VTV7, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục
là một thành viên của Liên hoan phim
ngắn Digicon6 châu Á trong những
năm tiếp theo. Anh có định tiếp tục
tham gia cuộc thi trong tương lai?
Chắc chắn rồi! Tôi muốn nhắn nhủ
với các bạn làm phim trẻ thế này: “Nếu
thích thì hãy cứ làm đi nhé! Hãy làm với
tất cả đam mê, nhiệt huyết và sự cố gắng.
Đừng quá quan tâm liệu có được giải này
giải kia hay không. Còn có giải tất nhiên
là tốt rồi. Nhưng các giải thưởng hay sự
công nhận thường đến từ giá trị thực của
bạn. Bản thân tôi cũng đang làm những
việc mình thích thôi và chúng tôi cảm
thấy rất thoải mái về việc đó.”
Cảm ơn anh!
YẾN TRANG
(Thực hiện)
ĐD Thanh Hưng