Previous Page  32 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 32 / 92 Next Page
Page Background

32

VTV

đối

thoại

Đạo diễn Anh Tuấn:

Sự sáng tạo là không biên giới

Anh Tuấn này, là đạo diễn

của phim hoạt hình

Cuộc phiêu

lưu của Trứng, Chanh và Ớt

đại

diện cho Việt Nam tại Chung kết

Cuộc thi Digicon châu Á 2016,

anh cảm thấy thế nào?

Rất bất ngờ! Bất ngờ vì lần đầu

tiên vì được tham gia một liên hoan

phim có nhiều tác phẩm với nhiều

phong cách khác nhau đến vậy.

Phim hoạt hình, phim kinh dị, phim

hồi hộp trinh thám, rồi cả phim hoạt

hình tĩnh vật dạng đất sét, rối và

những phim như vẽ từ bút chì màu.

Đa dạng và rất nhiều màu sắc. Như

phim đoạt giải Vàng và giải Đặc biệt

Độ

nâu của da bạn là bao nhiêu? (What’s

Your Brown Number?)

đã sử dụng hoạt

hình để nói về việc phân biệt màu da,

phân biệt các tầng lớp trong xã hội Ấn

Độ nhưng qua góc nhìn rất nhẹ nhàng,

dễ thương. Tôi thấy đúng sự sáng tạo là

không biên giới và thực sự được “mở

mắt” khi tham gia Liên hoan phim này.

Anh có thể cho biết các phim đoạt

giải cao năm nay được Hội đồng giám

khảo đánh giá dựa trên những tiêu

chí nào?

Tôi nghĩ đó là sự không biên giới

của trí tưởng tượng. Xem những phim

đoạt giải thưởng lớn nhất của cuộc thi

năm nay sẽ thấy, hoàn toàn không có

giới hạn nào trong sự thể hiện. Tất cả

những nguyên tắc hay quy luật đều bị

phá vỡ. Chúng ta không thấy những

hình ảnh nhân vật đẹp long lanh, không

thấy những chi tiết tròn trịa, không thấy

những kĩ thuật Animation thật hoàn hảo

ở đó, nhưng chúng ta thấy được sự tự do,

sáng tạo không biên giới của tác giả.

Phim ngắn có ưu điểm là tính cá

nhân, tính sáng tạo cao, nhưng còn

hạn chế thì sao?

Điểm mạnh của phim ngắn là tính

cá nhân của tác giả được thể hiện tối đa.

Khi làm phim dài, chúng ta bắt buộc phải

theo những nguyên tắc như: Đối tượng

khán giả là ai? Phim phải mang lại doanh

thu như thế nào đủ để bù đắp chi phí sản

xuất? Còn khi làm phim ngắn, chúng

ta tự do hơn trong thể hiện tư tưởng, có

thể kể trong phim ngắn bất cứ điều gì

chúng ta thích. Nếu chúng ta đặt vấn

đề doanh thu cho phim ngắn thì

hơi khó. Nhưng phim ngắn

là một “lãnh địa” rất hay

để tác giả thể nghiệm

những kĩ thuật, ý

tưởng mới. Từ đó,

nhà làm phim có

thể mang những

thể nghiệm của

mình áp cho

phim dài. Tóm lại, phim

ngắn là nơi để các nhà sản

xuất thử nghiệm, còn phim

dài là một “trận chiến”

thật sự.

Theo anh,

giữa phim

ngắn và phim

dài, thể loại

nào mạnh hơn trong việc truyền tải

thông điệp?

Phim ngắn có ưu điểm là thời

lượng của nó khá gọn gàng, cô đọng.

Còn với phim dài, lợi thế là nó có

thể giúp tác giả trình bày trọn vẹn

ý tưởng. Cũng nhờ thế, phim dài có

thể đưa đến cho khán giả nhiều cảm

xúc hơn trong câu chuyện của phim.

Lợi thế thứ hai của phim dài là không

gian. Phim dài thường được chiếu

trong rạp. Khi khán giả bước vào rạp

là bước vào không gian của bộ phim

đó rồi. Còn với phim ngắn, chúng

ta khó làm được điều đó. Vì vậy, để

truyền tải thông điệp, phim dài có lợi thế

hơn, nhưng phim ngắn thì cô đọng, tự

do, sáng tạo hơn.

Trong những phim tham gia

Digicon6 châu Á

năm nay, phim nào

khiến anh ấn tượng nhất?

Tôi rất thích phim

Youkosobokudenso

của tác

giả trẻ Nhật Bản. Phim

thể hiện trên một bài hát

rất khó nhớ tên bởi ngay

trong tiếng Nhật, nó

cũng không

có ý nghĩa

rõ ràng. Nó

khiến người

xem cảm giác đó như là giấc

mơ của tác giả. Mở đầu phim là

một chuỗi các câu nói được lặp

lại: “Xin hãy chấp nhận con người

như tôi!”. Đôi khi trong cuộc sống,

chúng ta sẽ cố gắng làm hài lòng

người khác, cố gắng sống sao cho

không bị tách ra khỏi xã hội. Bộ

phim thể hiện tư tưởng của tác

giả về thế giới của chính mình là

nó rất bình thường, dù bạn ấy

là người khác biệt. Họ không

ĐD Anh Tuấn (áo đỏ) tại Digicon Châu Á lần thứ 18

ĐD Anh Tuấn

người trẻ và diện mạo

mới của phim việt

(Tiếp theo trang 31)