Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

sắc, đa chiều và đầy tính nhân văn. Một

điểm đặc sắc trong truyện ngắn của Lê

Minh Khuê là sự lồng ghép, đan xen

nhiều câu chuyện ở những mốc thời

gian khác nhau góp phần tạo nên tổng

thể hoàn chỉnh.

Truyện ngắn của Lê Minh Khuê hấp

dẫn độc giả bằng hơi thở thời đại được

phản ánh qua ngòi bút sắc sảo, thản

nhiên. Mỗi sự kiện, tình huống đều đậm

tính thời sự, được phơi bày một cách

trọn vẹn, khách quan, vô tư nhất. Thế

nhưng, ẩn sau sự sắc lạnh của một ngòi

bút điêu luyện là sự đồng cảm, thương

yêu và chia sẻ của trái tim nóng bên

những cảnh đời khốn khó, cùng quẫn

trong xã hội. 14 truyện ngắn trong

Làn

gió chảy qua 

là những khoảnh khắc

giao thời làm thay đổi, đảo lộn cuộc

sống của các nhân vật. Nếu không có sự

bao dung, tha thứ, đồng cảm, chở che

và yêu thương thì cuộc đời này sẽ chỉ

còn đêm tối mịt mù. Phải có tâm hồn

rộng mở và vốn sống dồi dào, ngòi bút

sắc sảo như Lê Minh Khuê mới có thể

tạo ra những câu chuyện đậm tính nhân

văn và sâu sắc như thế.

Nhà văn Lê Minh Khuê được coi là

một hiện tượng của văn chương đương

đại. Bà chung thủy với truyện ngắn

và trụ hạng với thể loại vốn khắt khe,

không dành cho những người dễ dãi.

Nhiều người đã lầm tưởng truyện ngắn

chỉ là bước đệm để bước chân vào làng

văn, mục tiêu của họ là những cuốn tiểu

thuyết đồ sộ để đời. Mặc cho ai đó xung

quanh ôm mộng ảo, Lê Minh Khuê cứ

sòn sòn “đẻ”… truyện ngắn và thành

danh với thể loại này, mỗi tập đánh

dấu một bước đi vững chắc trong nghề

văn:

Những ngôi sao xa xôi

 (1973),

Cao

điểm mùa hạ

 (1978),

Đoạn

kết 

(1980),

Một chiều xa thành

phố

 (1986),

Bi kịch nhỏ

 (1993),

Minh Khuê - Truyện ngắn

 (1994),

Trong

làn gió heo may

 (2000),

Những dòng

sông buổi chiều cơn mưa

 (2001),

Màu

xanh man trá

 (2005),

Một mình qua

đường

 (2007),

Những ngôi sao, trái

đất, dòng sông

 (2008),

Nhiệt đới gió

mùa

 (2012),

Làn gió chảy qua (

2016

)…

Lê Minh Khuê là một trong số ít các

tác giả đương đại của Việt Nam có tác

phẩm được dịch sang tiếng Anh và Mỹ.

Tập truyện ngắn

Những bi kịch nhỏ

 của

bà đã được dịch ra tiếng Đức, đoạt giải

thưởng tại Hội chợ sách Frankfurt. Nhờ

truyện ngắn mà nhà văn Lê Minh Khuê

đã đặt chân được đến nước Mỹ. Báo chí

Mỹ nhận xét khá tinh về tác phẩm của

bà: “Độc giả Mỹ của ngày hôm nay đã

đến mức đòi hỏi tính ẩn dụ tinh tế. Lê

Minh Khuê thực sự làm chủ được phép

so sánh chính xác. Dưới ngòi bút của

bà, lối so sánh này không gì khác hơn là

mang tính giản dị… Từng truyện ngắn

khuấy động để người đọc nghĩ ngợi xa

hơn, đưa con người đến một tương lai

mà nhà văn hàm ý hơn là nói trực diện”

(

Báo Tin Sáng Dallas

), “Đây là những

truyện được dạy trong những giờ văn

học và lịch sử trên toàn nước Mỹ, cả ở

trường trung học phổ thông lẫn đại học”

(

Báo The Pilot

), “Qua bản dịch hiện

lên hình ảnh tác giả, một người có văn

phong đẹp, nghiêm trang, cùng với sự

châm biếm tinh tường, đồng thời có khả

năng trong những nhận xét đầy sức khơi

gợi” (

Thời báo New York

).

Tác phẩm của nhà văn Lê Minh

Khuê còn được chọn đưa vào chương

trình sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp

9 (truyện ngắn

Những ngôi sao xa xôi

).

Những cống hiến trong lĩnh vực văn

chương đã giúp bà nhận được nhiều

giải thưởng trong nước và quốc tế:

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

1987 cho tác phẩm

Một chiều xa thành

phố

, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt

Nam năm 2001 tác phẩm

Trong làn

gió heo may

, Giải thưởng Nhà nước

về VHNT năm 2012. Năm 2008, Lê

Minh Khuê đã nhận được Giải thưởng

văn học quốc tế mang tên Byeong Ju

Lee (nhà văn lớn Hàn Quốc, 1921-

1992) với tập truyện ngắn

Những ngôi

sao, trái đất, dòng sông

. Mới đây nhất

là Giải thưởng Hội nhà văn 2016 tập

truyện

Làn gió chảy qua

.

Bây giờ, bên cạnh niềm đam mê

sáng tác, nhà văn Lê Minh Khuê lại bận

bịu với niềm vui chăm cháu ngoại. Theo

bà, dù thành công, thành danh thế nào

thì ý nghĩa lớn nhất với người phụ nữ

vẫn là gia đình. Được sống yên ấm bên

con cháu là niềm hạnh phúc vô bờ của

bà. Văn chương đã đến và ở lại với Lê

Minh Khuê, làm nên một tên tuổi được

nhiều người chờ đón. Nó không phải là

làn gió chảy qua

mà bền bỉ và âm thầm

neo bám vào người hâm mộ văn chương

của bà.

Ngọc Mai

Nhà văn Lê Minh Khuê kí tặng độc giả sách