57
coach lại được ví như người “cầm tay chỉ
việc” cho các start-up, giúp họ rèn luyện
thành công kĩ năng sử dụng các công cụ
cho doanh nghiệp, đưa ra các câu hỏi giúp
doanh nghiệp tự giải quyết các vấn đề
khúc mắc. Mối quan hệ giữa coach và
doanh nghiệp khởi nghiệp là mối quan hệ
ngắn hạn, thông thường kéo dài từ 3 - 6
tháng. Mentor và coach giữ vai trò song
song, bổ trợ cho nhau làm nên những giá
trị bền vững cho khởi nghiệp, đặc biệt là
khởi nghiệp sáng tạo.
Theo chị, lí do nào khiến một
start-up cần có Huấn luyện viên đồng
hành trong quá trình khởi nghiệp?
Theo tôi, có ba lí do để một start-up
cần sự đồng hành của huấn luyện viên:
start-up thường có quá nhiều vấn đề để
giải quyết và quá nhiều việc phải làm trong
quá trình phát triển doanh nghiệp; sự lúng
túng trong việc xác định vấn đề bức xúc,
khó khăn nhất; và sự cô đơn của start-up
trên con đường khởi nghiệp.
Với lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, start-up thường gặp phải nhiều giới
hạn về nguồn lực, khi ấy việc xuất hiện
huấn luyện viên sẽ giúp start-up sắp xếp
lại những vấn đề mang tính thứ tự ưu tiên
để giải quyết với nguồn lực hạn chế một
cách tối ưu. cần phải nhớ rằng, huấn
luyện viên có thể không đưa ra câu trả lời
cho tất cả các vấn đề của doanh nghiệp,
nhưng họ biết hỏi những câu hỏi kĩ thuật
cần thiết để tìm ra vấn đề mang tính cốt
tử của doanh nghiệp, có ảnh
hưởng đến sự sống còn và
những rủi ro tiềm ẩn trong giai
đoạn trứng nước. Ví dụ, rất
nhiều doanh nghiệp cho rằng,
vốn là vấn đề quan trọng nhất,
nhưng nhờ những câu hỏi của huấn
luyện viên, đôi khi tự doanh nghiệp lại
nhận ra rằng đó có thể là vấn đề chỉ xếp
thứ 2 - 3 trong thứ tự ưu tiên. Và cuối
cùng, việc có một huấn luyện viên đi
cùng và người chủ doanh nghiệp phải
tham gia quá trình huấn luyện sẽ giúp họ
cùng nhau phân tích những khó khăn thất
bại, trở thành nguồn động viên quan
trọng để start-up có những bước tiến
mạnh mẽ hơn sau đó.
Làm thế nào để một start-up có
thể hợp tác hiệu quả với huấn luyện
viên khởi nghiệp, thưa chị?
Tôi cho rằng, họ cần phải vượt qua ba
rào cản: Vượt qua sự khó chịu khi có một
người ngoài bước vào doanh nghiệp; Vượt
qua nỗi sợ bị giám sát; và Vượt qua cảm
giác ngại phải cam kết. Thực tế cho thấy,
sau ba buổi cùng nhau làm việc, khoảng
cách giữa huấn luyện viên và start-up sẽ
dần thu hẹp và bắt đầu có những thay đổi,
chuyển biến, hiệu ứng từ những câu hỏi
được đưa ra. Đi cùng với đó, cảm giác khó
chịu khi bị ai đó giám sát những mục tiêu đề
ra cũng giảm dần. họ sẽ nhận ra, sự giám
sát chính là giá trị quan trọng mà huấn luyện
mang lại. Bên cạnh đó, thói quen thực hiện
cam kết và tìm nguyên nhân cho thất bại và
phòng ngừa rủi ro được thiết lập tại doanh
nghiệp sẽ là một thay đổi rất lớn cho bước
chuyển từ văn hóa của một nhóm dự án
khởi nghiệp thành một doanh nghiệp trưởng
thành thực sự.
Chị nhận định như thế nào về sự
hỗ trợ của các cơ quan chức năng
trong việc thúc đẩy hoạt động Huấn
luyện viên trong khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo?
hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp
tại Việt nam đang còn thiếu huấn
luyện viên do các start-up và vườn
ươm chưa nhận thức rõ vai trò của các
huấn luyện viên trong việc thúc đẩy
phát triển mô hình kinh doanh. Tôi cho
rằng, hiện nay Đề án 844 hỗ trợ hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025 đang phát huy
tốt vai trò kiến tạo nên hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt
nam. Bên cạnh đó, triển khai những
chương trình như dự án Đối tác đổi
mới sáng tạo Việt nam – phần Lan
(ipp) với sự tham gia của Bộ Khoa học
và công nghệ Việt nam và Bộ Kinh tế
và Việc làm phần Lan, đào tạo ra 12
huấn luyện viên khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo đầu tiên của Việt nam, là rất
cần thiết. các khóa đào tạo ở Việt nam
hiện nay thường diễn ra quá ngắn và
chưa đạt được mức độ chuyên sâu về
mặt chuyên môn, do đó cần thúc đẩy
hơn việc đào tạo để tạo ra thế hệ huấn
luyện viên khởi nghiệp mới, nhằm tạo
ra cú hích khởi đầu cho hệ sinh thái
khởi nghiệp.
an Khê
(Thực hiện)
Một hoạt động huấn luyện cho start-up