Previous Page  5 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 92 Next Page
Page Background

5

từ một trường không chuyên - THPT

Sóc Sơn, đã vượt qua 9 thí sinh trường

chuyên để bước vào chung kết năm. Hà

Việt Hoàng cũng là người đầu tiên

mang cầu truyền hình về với

vùng đất ngoại thành Sóc

Sơn. Ngay từ ngày còn

học lớp 1, Hoàng đã tỏ

ra hứng thú với sân chơi

trí tuệ này và bắt đầu tập

trả lời các câu hỏi. Càng

về sau, em càng bị cuốn

hút và gần như không

bỏ qua bất kì chương trình

nào. Không giống như nhiều

bạn thường học bằng cách ghi

chép cẩn thận, tỉ mỉ, Hoàng chọn

cho mình cách học ghi nhớ.

Những gì quan trọng em ghi

vào vở rồi nghiên cứu kĩ,

sâu và phát triển vận dụng

vào thực tế. Thông thường,

mỗi ngày Hoàng dành từ 1

đến 2 tiếng để học và làm

bài tập trên lớp, sau đó dành

khoảng 1 tiếng để làm thêm một

số bài nâng cao. Ngoài ra, trước khi

học, Việt Hoàng cũng dành ra 30 phút

đến 1 tiếng để lướt web, đọc báo và tìm

hiểu, bổ sung thêm kiến thức mới từ các

nguồn này.

Với 275 điểm, Phạm Thọ Quốc Long

(Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo,

Bình Thuận) đã trở thành nhà leo núi thứ

ba góp mặt vào chung kết

Đường lên

đỉnh Olympia

năm thứ 17 và là người

thứ hai mang cầu truyền hình trở lại với

ngôi trường này. Quốc Long đã “càng

chơi càng hay” ở trận thi quý, không ít

lần khiến khán giả thót tim bởi những

quyết định táo bạo. Ở phần thi

Khởi

động

, Quốc Long đã thành công với

8/12 câu trả lời đúng, trở thành người có

số điểm cao nhất. “Hụt hơi” ở phần thi

thứ hai, Quốc Long đã lấy lại phong độ

để

Tăng tốc

, trả lời đúng 3/4 câu, đứng

thứ 2 sau ba vòng và thể hiện xuất sắc ở

phần thi

Về đích

.

Lộ diện cuối cùng nhưng gây ấn

tượng không kém với khán giả là Phạm

Huy Hoàng - nhà leo núi đến từ THPT

Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đây là

một Amser khá nhút nhát và ít nói nhưng

cứ lẳng lặng bước lên bục cao nhất trong

các cuộc thi tuần, tháng, quý. Cũng như

nhiều thí sinh khác, Olympia từ rất lâu

đã là ước mơ của Huy Hoàng, nhưng

thời điểm em thật sự quyết tâm tham gia

chương trình có lẽ là khoảng

cuối năm lớp 9. Hoàng

có kiến thức sâu rộng,

đặc biệt là ở các

môn

tự nhiên. Lí do là

vì em rất thích đọc

sách và nghiên cứu về

các môn khoa học tự nhiên, đặc

biệt là thiên văn học. Hoàng không quá

đặt nặng áp lực để giúp mình có một tâm

thế vững vàng, thoải mái nhất trong suốt

trận đấu. Đối với chàng trai này, những

thành tích đạt được trong cuộc thi vẫn

chưa thể coi là một “bước ngoặt” trên

con đường học tập và sự nghiệp nhưng là

nguồn động lực to lớn để Hoàng tiếp tục

tiến những bước xa hơn trong cuộc sống

tương lai.

Ekip sản xuất sẵn sàng

Năm nào cũng vậy, mỗi lần đến trận

chung kết quan trọng nhất trong năm của

Đường lên đỉnh Olympia,

không khí tại

Ban Sản xuất các chương trình giải trí

luôn tất bật, vội vã. Công tác chuẩn bị

cho trận chung kết năm luôn được bắt

đầu từ rất sớm. Như mọi năm, 4 kíp sản

xuất được phân công đảm trách 4 điểm

cầu. Năm nay, 4 điểm cầu được giao

trách nhiệm cho các BTV dày dặn kinh

nghiệm tổ chức sản xuất: BTV Thanh

Hường, Lê Phước, Thái Hà, Hoàng Hải

Công việc khảo sát các điểm cầu đã được

bắt đầu từ giữa tháng 8. Công tác tổ chức

luôn đặt ra rất nhiều vấn đề, trong đó

tình hình thời tiết là mối quan tâm hàng

đầu của ekip. Thông thường, để 9h30

lên sóng trực tiếp, trước một tiếng, tất

cả học sinh đã phải có mặt và ngồi đến

1-2 h chiều. Thời gian ghi hình dài

nên vấn đề nước uống, che nắng,

che mưa, bảo vệ… đều được

đặt ra. Những vấn đề về điện,

an ninh bảo vệ, đường dây

nóng, cáp quang, điểm đỗ

của xe màu, vị trí đặt tivi rồi

khách mời điểm cầu là ai, bạn

bè, gia đình, ai theo thí sinh

lên trường quay, nếu đang bứt

phá, chiến thắng hay không chiến

thắng thì động viên thế nào…

đều được mỗi ekip vạch ra

chi tiết, cụ thể. Vào ngày

lên sóng, không khí tại các

điểm cầu luôn nghẹt thở

không chỉ bởi cái nóng

của nhiệt độ ngoài trời mà

còn bởi sự hồi hộp dõi theo

từng câu hỏi, câu trả lời của

thí sinh. Để chuẩn bị hành

trang leo được lên đến đỉnh cùng

thí sinh, mỗi người trong ekip sản

xuất cũng phải vận động, chuẩn bị, trang

bị cho mình sức khỏe, kiến thức. Họ tự

trang bị cho mình những ngón nghề, ấp

ủ những hoài bão và gửi gắm thông qua

nội dung. Và chỉ đến ngày thông cầu,

mọi quân bài mới được lật ngửa.

Năm nay, đảm trách nhiệm vụ dẫn

chương trình ở 4 điểm cầu gồm: Hoàng

Linh, Trần Hồng Ngọc, Mai Trang và

Dương Sơn Lâm sẽ cùng MC Diệp Chi

(tại trường quay S14) dẫn dắt toàn bộ

trận chung kết. MC là người giúp các

trường THPT và tổ chức sản xuất xây

dựng một kịch bản giao lưu, ca nhạc

nhằm phục vụ các khách mời của tỉnh,

huyện và các cơ sở ban ngành… Tuy

những tiết mục ca nhạc, giao lưu tại hiện

trường không lên sóng trực tiếp nhưng

tất cả đều được tính toán trong kịch bản.

Nếu như không khí tại trường quay S14

(Xem tiếp trang 6)

Lê hoa

Hà Việt Hoàng

Phạm Huy Hoàng

Phạm Thọ Quốc Long

Phan Đăng Nhật Minh