11
tin tức thời sự. NHK cũng tự tổng kết cho
mình rằng, 10 giây đầu tiên trong mỗi clip
đó sẽ là “sống còn” trong việc có giữ chân
được khán giả hay không, nhịp 3 giây một
hình sẽ là thời lượng đủ để thu hút một
“ánh mắt”, còn chất lượng của hình ảnh
là yếu tố quan trọng để khán giả tiếp tục
ở lại. Đài PNN của Campuchia cũng đưa
ra ví dụ, một phim 30 phút của họ về suy
dinh dưỡng thì rất ít người xem, nhưng khi
chuyển nó thành một clip ngắn 2 phút với
những hình ảnh ấn tượng thì đã có 1 triệu
lượt xem qua một đêm. Vì vậy, người ta
đã tổng kết rằng Content is always King.
(Nội dung hay vẫn là quan trọng nhất -
điều kiện cần) và Platform is Queen (Nền
tảng mình đưa tin tức lên là Nữ hoàng,
quyết định xem mình có thành công hay
không - điều kiện đủ).
BTV Hoàng Linh:
Đầu tư vào công
nghệ là một hướng được nhiều đài chú
trọng. RT (Nga) khá thành công với chiến
lược thu hút khán giả trẻ bằng các video
được đầu tư công nghệ cao như công nghệ
thực tế ảo Virtual Reality hay 360 0 video.
Một số đài khác lại chọn đầu tư vào
MOJO - Mobile Journalism (làm báo qua
điện thoại) trong đó tối ưu hoá mô hình
one-man crew (ekip chỉ có một người),
nghĩa là chỉ với một chiếc điện thoại, một
phóng viên có thể rất đa nhiệm: tiến hành
quay, phỏng vấn, dẫn hiện trường, dựng
và gửi bài về toà soạn chỉ trong chốc lát
từ hiện trường mà không phải trải qua
nhiều khâu như hiện nay. Thậm chí, họ
còn dùng cả điện thoại để làm Live - Trực
tiếp phát sóng luôn chứ không cần thông
qua máy quay và thiết bị truyền tín hiệu
như bây giờ.
Ngoài những vấn đề
mang tính chiến lược thì diễn
đàn còn đề cập đến những nội
dung thiết thực nào nữa?
BTV Hương Linh:
Đi cùng với những
thay đổi chóng mặt như trên, các đài
truyền hình đều chia sẻ một vấn nạn hiện
nay, đó là tin tức giả mạo (fake news). Ví
dụ như trong đợt bầu cử Tổng thống Mỹ
vào tháng 8/2016, Đài Tagesschau của
Đức thống kê 5 câu chuyện được tương
tác nhiều nhất trên Facebook đều là giả
mạo. Theo đó, có đến 8,7 triệu lượt tương
tác đối với tin tức giả mạo, trong khi tin
tức chính thống được kiểm chứng thì
chỉ có 7,3 triệu. Từ đó đến tháng 1/2017,
số lượng những tin tức giả mạo đã tăng
gấp 16 lần, kéo lượng người xem trên
Facebook đọc nhiều tin tức giả mạo hơn
là tin tức chính thống của các Đài. Tin tức
giả mạo với cách rút tít hấp dẫn, nội dung
sai lệch và đôi khi chỉ là một nửa sự thật
cùng với các mã nguồn của mạng xã hội
ưu tiên tính tương tác hơn là tính chính
xác đã làm xói mòn niềm tin của
người tiêu dùng tin tức ở nhiều nước trên
thế giới.
BTV Hoàng Linh:
Tôi rất ấn tượng
với 3 giải pháp cho ngành truyền thông
khi fake news đang “hoành hành” của
ông Chee Hong Tat, Quốc vụ khanh phụ
trách Thông tin, truyền thông và Y tế của
Singapore.
Một là
, các cơ quan làm tin
tức chuyên nghiệp phải tập trung vào chất
lượng của tin tức, chứ không nên thu hút
người xem bằng những hàng tít giật gân
hay nội dung dễ gây hiểu lầm như fake
news. Trong ngắn hạn, các trang tin tức
fake news có thể gây chú ý của người xem
nhiều hơn, nhưng trong dài hạn, khán giả
sẽ tẩy chay vì mất uy tín. Thậm chí, kênh
tin tức của BBC còn đưa ra khái niệm “tin
chậm” để “tuyên chiến” với fake news,
trong đó tập trung vào những phóng sự có
chiều sâu, phân tích dày dặn, nhiều ý kiến
của các chuyên gia để tạo chất lượng.
Hai
là
, phải đầu tư vào công nghệ để đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khán giả.
Nhiều đài truyền hình trên thế giới đều
đang bắt tay với các công ty công nghệ
và các nhà sản xuất độc lập để tối ưu hoá
nội dung sáng tạo trên nền tảng số. Đặc
biệt, ngay trong Mediacorp hiện nay đang
có bộ phận Mediapreneur, là vườn ươm
cho những doanh nghiệp khởi nghiệp,
nhằm chiếm lĩnh thị trường quảng cáo,
thương mại trực tuyến, tập hợp dữ liệu
lớn nhờ vào media. Một số Đài đã nghĩ
tới chuyện dùng trí tuệ nhân tạo để phát
triển dịch vụ tin tức của mình.
Ba là
, các
đơn vị làm tin tức nên hợp tác rộng rãi
với nhau nhiều hơn để đối mặt với những
thách thức chung của ngành, tiết giảm chi
phí, tận dụng thế mạnh của nhau. Bởi vì
từng đơn vị riêng lẻ không thể đủ sức để
đối lại với những “người khổng lồ” như
Google hay Facebook.
Cẩm Hà
(Thực hiện)
Ảnh:
ABU và Mediacorp
Toàn cảnh hội nghị
BTV Lê Hoàng Linh (trái) và BTV Trần Thị
Hương Linh (phải) thảo luận các nội dung của
Diễn đàn
BTV Trần Thị Hương Linh (đứng) tham gia các
chủ đề thảo luận
ABU đánh giá VTV là một trong số 6 thành viên gửi bài tích cực nhất
trên tổng số hơn 30 đài truyền hình trong Asiavision Network với
nhiều tin tức nóng hổi. Các đài bạn rất thích những phóng sự tốt của
VTV nêu bật được nét độc đáo về văn hoá, con người Việt Nam mà
không nơi nào có. Tháng 7/2018, Việt Nam sẽ là chủ nhà của Diễn đàn
tin tức toàn cầu lần thứ 4.