31
8 phim của tôi, trong đó có cả
Thị xã
trong tầm tay
. Tôi rất lo sợ khán giả Pháp
xem sẽ không hiểu được bộ phim này.
Nhưng khi tôi giải thích về bối cảnh xã
hội Việt Nam khi xảy ra câu chuyện phim,
thì họ hiểu hết. Tôi đã nghiệm ra rằng,
nếu bỏ đi các vỏ bọc bên ngoài của con
người như: anh này là cán bộ, là chiến sĩ
cách mạng, là nhà báo… thì các vấn đề tôi
đặt ra như: sự phản bội, hèn nhát, những
tình cảm con người như tình yêu thương,
lòng chung thủy… ở đất nước nào cũng
có và ai cũng có thể cảm nhận được.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh làm phim
Đừng đốt
Trong phim của ông luôn lồng ghép
những giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam rất tinh tế, đó là do cố ý hay là điều
đó đã nằm trong tiềm thức của ông rồi?
Trong phim của tôi thì cái kết rất quan
trọng. Trong
Thương nhớ đ ng quê
, kết
phim là hình ảnh người phụ nữ cấy lúa,
ngước nhìn về phía xa xa đồng thời lồng
ghép vào điệu nhạc quan họ Bắc Ninh
Hoa
thơm bướm lượn
. Ở
Thị xã trong tầm tay
là
câu ca dao
Ai lên xứ Lạng cùng anh
... Tôi
là người Việt Nam thì đương nhiên văn hóa
dân gian luôn nằm trong huyết quản con
người tôi. Văn hóa dân gian có sẵn trong
tiềm thức của tôi đến khi sáng tác tự nhiên
nó tuôn ra .
Tư tưởng xuyên suốt trong tất cả các
bộ phim của ông là gì, thưa
đạo diễn?
Cái thời tôi bước chân vào nghề, điện
ảnh không có khái niệm giải trí. Đi xem
phim là để lĩnh hội được một điều gì đó,
để cho tâm hồn mình trong sáng hơn, mình
muốn sống tốt đẹp hơn, hiểu hơn về con
người và xã hội. Giám đốc Liên hoan phim
Cannes Thierry Frémaux từng nói:
“Điện ảnh là phương tiện để suy tư về thế
giới, suy tư về những người khác và suy tư
về chính mình”.
Điện ảnh Việt Nam
giai đoạn hiện nay đang đi theo
hướng giải trí nhiều hơn, vậy
theo đạo diễn liệu có phải nền
điện ảnh nước ta đang đi
chệch hướng?
Tôi thấy điện ảnh Việt Nam đang phát
triển rất đúng quy luật vì xã hội hiện nay
là xã hội kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận
lên hàng đầu. Từ tiêu chí đó sẽ kéo theo
văn hóa cũng phải thay đổi theo. Tôi
không hoan nghênh nhưng cũng không lên
án vì nó đang phát triển rất đúng quy luật.
Các nhà chuyên môn nhận định,
điện ảnh Việt Nam đang mất dần bản
sắc dân tộc, ông có đồng ý với ý kiến này
không ạ?
Gần đây tôi có đọc trên báo Tinh hoa
Việt bài phỏng vấn một nhà Việt Nam học
người Nga chuyên theo dõi văn học và
điện ảnh Việt Nam tên là Anatoli Sokolov.
Ông ta phát biểu rằng: “Điện ảnh Việt
Nam hiện nay là một nền điện ảnh thương
mại. Điện ảnh Việt Nam đã đánh mất
phong cách của mình, cái phong cách mà
vì nó khán giả thế giới kính trọng điện ảnh
Việt Nam. Các phim Việt trước đây bất cứ
thể loại nào cũng đều mang đậm tinh thần
ái quốc”. Tôi nghĩ cứ để cho người ngoài
nhận xét sẽ khách quan hơn.
Điều đó có đáng lo ngại không,
thưa ông?
Có lo ngại cũng không giải quyết được
gì. Tôi nay đã nghỉ hưu. Tôi chỉ biết phần
việc của mình thôi, nếu có cơ hội thì tôi
vẫn muốn làm phim và dĩ nhiên lại tiếp
Nhận giải khán giả bình chọn cho phim
Đừng đốt
tại LHP Fukuoka Nhật Bản
tục đi trên con đường mình đã đi, không
do dự mà cũng không hoang mang.
Theo kinh nghiệm của ông thì làm
thế nào để có được một bộ phim hay?
Tôi thấy phim Việt Nam hiện nay rất
có rất nhiều thể loại, công nghệ làm phim
cũng hiện đại không kém gì thế giới. Tất
cả có đủ, chỉ thiếu mỗi tư tưởng. Muốn
có tư tưởng thì người làm phim phải biết
quan sát xã hội mà mình sống và phải biết
suy tư về nó.
Trong suốt quá trình hoạt động
nghệ thuật của mình, đạo diễn đã để lại
một di sản rất lớn làm rạng danh điện
ảnh Việt Nam trên đấu trường quốc tế,
tới giờ ông còn tâm nguyện gì muốn tiếp
tục thực hiện nữa không?
Hiện tại tôi đang có 5 kịch bản do tự
tôi viết, nếu có cơ hội tôi muốn được tiếp
tục làm phim. Không dám nói sẽ hay hơn
nhưng chắc chắn sẽ không kém những bộ
phim tôi đã từng làm, vì càng ngày mình
càng có thêm nhiều kinh nghiệm.
Trong các đạo diễn trẻ hiện nay,
ông có kì vọng ở một cái tên nào không?
Có một số đạo diễn trẻ như: Nguyễn
Hoàng Điệp, Phan Đăng Di, Hồng Ánh,
Lương Đình Dũng v.v… họ đã dũng cảm
đi theo dòng phim nghệ thuật dù rất ít
khán giả. Các bạn ấy vẫn đang tìm con
đường riêng cho mình. Có người tìm
được, có người chưa, nhưng đó là một tín
hiệu đáng mừng, vì nếu một nền điện ảnh
chỉ toàn phim giải trí thì cũng buồn.
Xin cảm ơn ông!
Thu Trang
(Thực hiện)